Tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội một lần ở Việt Nam và các giải pháp

pdf 8 trang Gia Huy 3850
Bạn đang xem tài liệu "Tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội một lần ở Việt Nam và các giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftinh_hinh_thuc_hien_bao_hiem_xa_hoi_mot_lan_o_viet_nam_va_ca.pdf

Nội dung text: Tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội một lần ở Việt Nam và các giải pháp

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP TS. Phan Anh Tuấn Khoa Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ThS. Bùi Ngọc Thúy Khoa Đầu tư - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt: Từ khi có những văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên về BHXH, Chính phủ đã có những quy định về các trường hợp được hưởng BHXH một lần. Tuy nhiên, với mục tiêu hướng tới đảm bảo thu nhập và cuộc sống lâu dài cho NLĐ, nhất là khi họ không còn thu nhập từ quá trình lao động, thì chính sách BHXH luôn khuyến khích NLĐ nhận lương hưu, thay vì nhận BHXH một lần. Tuy nhiên, trên thực tế, số người hưởng BHXH lại có xu hướng tăng lên hàng năm. Với mục tiêu của chính sách hướng tới ổn định cuộc sống lâu dài, trợ cấp thu nhập đều đặn hàng tháng thì cần có những giải pháp hướng NLĐ đến các quyết định ở lại hệ thống BHXH. Từ khóa: BHXH một lần, hưu trí, NLĐ 1. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHẾ ĐỘ BHXH MỘT LẦN Các quy định về hưởng BHXH một lần đã được quy định ngay từ năm 1961 với những thay đổi trong suốt quá trình hoàn thiện pháp luật về BHXH cho đến nay. a) Điều lệ tạm thời năm 1961 về các chế độ BHXH: Ngày 27/12/1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 218/CP - Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân, viên chức Nhà nước. Tại điều 40 nêu rõ chi trả BHXH một lần được thực hiện trong trường hợp NLĐ bị mất sức lao động phải thôi việc. Mức trợ cấp BHXH một lần được tính mỗi năm bằng một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương, kể cả phụ cấp và trợ cấp con (nếu có). b) Điều lệ BHXH năm 1995: Điều 28 Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ BHXH quy định NLĐ nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi đời để hưởng trợ cấp hưu trí hàng tháng thì được hưởng trợ cấp một lần hoặc có thể chờ đến khi đủ tuổi đời thì được hưởng 271
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA chế độ hưu trí hàng tháng. Mức hưởng trợ cấp một lần được xác định trên mỗi năm đóng BHXH lấy 01 tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. c) Luật BHXH năm 2006: Điều 55 và Điều 73 Luật BHXH năm 2006 đã quy định cụ thể hơn về các trường hợp được hưởng BHXH một lần, bao gồm: - Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ hai mươi năm đóng BHXH; - Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng BHXH; - Sau một năm nghỉ việc và chưa đủ hai mươi năm đóng BHXH; - Ra nước ngoài để định cư; - Sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ lực lượng vũ trang phục vụ có thời hạn khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu. Điều 56 và Điều 74 Luật BHXH năm 2006 đã nâng mức hưởng trợ cấp một lần từ 01 tháng lên 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH đối với mỗi năm đóng BHXH. d) Luật BHXH năm 2014: Trên cơ sở sửa đổi Luật BHXH năm 2006, Điều 60 và Điều 77 Luật BHXH năm 2014 đã loại bỏ các trường hợp: - Sau một năm nghỉ việc và chưa đủ hai mươi năm đóng BHXH; - Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng BHXH. Đồng thời bổ sung trường hợp đối với những người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng được hưởng BHXH một lần. Luật BHXH năm 2014 tiếp tục nâng mức hưởng BHXH một lần cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi từ 1,5 tháng lên 02 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH cho mỗi năm đóng BHXH. đ) Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội: Điều 1 của Nghị quyết quy định trở lại trường hợp NLĐ sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH được hưởng BHXH một lần như Luật BHXH năm 2006 đã quy định với mức hưởng được nâng lên đối với mỗi năm đóng BHXH. Có ý kiến cho rằng, điều kiện hưởng BHXH một lần khá dễ dàng là một trong các lý do khiến nhiều NLĐ hưởng BHXH một lần sau khi không còn làm việc ở khu vực chính thức. 272
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH MỘT LẦN Ở VIỆT NAM Trên cơ sở các quy định của pháp luật BHXH về chế độ BHXH một lần, từ 2014 đến 2018 đã có xấp xỉ 2,7 triệu người hưởng BHXH một lần, nghĩa là bình quân mỗi năm có hơn nửa triệu người hưởng. Bảng 1. Tình hình hưởng BHXH một lần giai đoạn 2014-2018 Đơn vị: người Số người hưởng Tăng trưởng Năm 2014 471.951 - Năm 2015 485.952 14.001 Năm 2016 493.318 7.366 Năm 2017 558.910 65.592 Năm 2018 666.883 107.973 Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam Trong giai đoạn 2014-2018, số người hưởng BHXH một lần liên tục tăng lên hàng năm. Những người hưởng BHXH một lần thường là những người có số năm đóng BHXH thấp. Giai đoạn 2014-2018, có đến gần 50% số người đã hưởng BHXH một lần chỉ có dưới 03 năm đóng BHXH, tuy nhiên số người đóng BHXH trên 10 năm có xu hướng ngày càng tăng. Trong các năm 2014 và năm 2015 số người có trên 10 năm đóng BHXH chỉ chiếm 6% trong tổng số người hưởng BHXH một lần, đến năm 2018, con số này đã là 9%. Bảng 2. Tình hình đóng BHXH của người lao động hưởng BHXH một lần giai đoạn 2014-2018 Số năm đã đóng BHXH Số người (người) Tỷ lệ (%) Dưới 1 năm 244.691 9,14 Từ 1 đến dưới 3 năm 1.086.770 40,60 Từ 3 đến dưới 5 năm 599.600 22,40 Từ 5 đến dưới 10 năm 552.531 20,64 Từ 10 đến dưới 15 năm 141.176 5,27 Từ 15 năm trở lên 52.246 1,95 Tổng 2.677.014 100 Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam 273
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Số liệu cũng cho thấy những người hưởng chế độ BHXH một lần tập trung ở độ tuổi từ 20 đến 39, chiếm 79% tổng số người hưởng BHXH một lần giai đoạn 2014- 2018, với: nhóm tuổi từ 25 tuổi đến 29 chiếm cao nhất 27,6%; nhóm tuổi từ 30 đến 34 đứng thứ hai chiếm 25,3%; tiếp theo là nhóm tuổi từ 35 đến 39 tuổi và nhóm tuổi từ 20 đến 24 lần lượt là 15,5% và 10,6%. Bảng 3. Số người đã hưởng BHXH một lần giai đoạn 2014-2018 chia theo nhóm tuổi Nhóm tuổi Số người (Người) Tỷ lệ (%) Từ 15 đến 19 tuổi 732 0,03 Từ 20 đến 24 tuổi 282.681 10,56 Từ 25 đến 29 tuổi 738.842 27,60 Từ 30 đến 34 tuổi 677.297 25,30 Từ 35 đến 39 tuổi 414.573 15,49 Từ 40 đến 44 tuổi 235.722 8,81 Từ 45 đến 49 tuổi 147.573 5,51 Từ 50 đến 54 tuổi 85.154 3,18 Từ 55 đến 59 tuổi 58.270 2,18 Từ 60 tuổi trở lên 36.170 1,35 Tổng 2.677.013 100 Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam 3. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHÍNH DẪN ĐẾN XU HƯỚNG GIA TĂNG HƯỞNG CHẾ ĐỘ BHXH MỘT LẦN CỦA NLĐ Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xu hướng gia tăng hưởng chế độ BHXH một lần của NLĐ. Thứ nhất, niềm tin của người dân vào hệ thống BHXH chưa cao. Thời gian vừa qua, cùng với việc sửa đổi bổ sung hoàn thiện pháp luật, BHXH đã có nhiều sự kiện, thông tin liên quan đến lĩnh vực BHXH làm suy giảm niềm tin của 274
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA người dân như: thông tin quỹ BHXH đầu tư không có khả năng thu hồi lên đến hàng nghìn tỷ đồng; mất cân đối quỹ hưu trí và tử tuất trong trung hạn; tiếp cận dịch vụ BHXH cả trong tham gia và hưởng quyền lợi đều chưa thực sự thân thiện, còn nhiều vướng mắc đã dẫn đến nhiều NLĐ quyết định nhận BHXH một lần thay vì gắn bó lâu dài để hưởng lương hưu. Thứ hai, chưa chú trọng truyền thông về vai trò, lợi ích của việc tham gia BHXH cho nên nhiều NLĐ thiếu hiểu biết về các chính sách và pháp luật về BHXH; thiếu một chiến lược truyền thông tổng thể dẫn đến tình trạng tuyên truyền thông tin và giải thích chính sách không đúng thời điểm tác động tiêu cực đến tâm lý của NLĐ. Với nhiều NLĐ, nguồn đóng góp BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động được xem như là một khoản phúc lợi từ việc làm ở khu vực chính thức, mà không xem đó là một khoản tiết kiệm được sự bảo đảm của Nhà nước nhằm bảo vệ họ khi về già. Do đó, khi có dịp được hưởng “khoản phúc lợi lớn” này là NLĐ sẽ “tận dụng” ngay, đặc biệt là những NLĐ trẻ. Việc giải thích một cách chưa đầy đủ về ý nghĩa và mục đích của những quy định mới khi có những thay đổi về chính sách càng tác động đến niềm tin của NLĐ vào hệ thống BHXH. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tăng trong cách tính mức hưởng BHXH một lần cho những năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi từ 1,5 tháng mức bình quân tiền lương lên 02 tháng đối với mỗi năm đóng BHXH đã khuyến khích NLĐ hưởng chế độ này. Thứ ba, năng lực và nhu cầu tài chính của NLĐ đóng một vai trò quan trọng trong việc ra quyết định hưởng BHXH một lần của họ. Quyết định hưởng BHXH một lần của rất nhiều NLĐ được xuất phát từ thực tế mất việc làm ở khu vực chính thức, với thời gian đóng góp BHXH ngắn. Họ không muốn và cũng không đủ khả năng về tài chính để tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện, mặc dù có việc làm ở khu vực phi chính thức ngay sau đó. Số liệu báo cáo của BHXH Việt Nam đã chỉ rõ trong giai đoạn 2014-2018, có đến 40,6% số người đã hưởng BHXH một lần chỉ có từ 01 đến 03 năm đóng BHXH. Trong khi NLĐ, đặc biệt những lao động ở vùng nông thôn làm việc trong các khu công nghiệp, phải đối mặt với các nhu cầu tài chính trước mắt như cần tiền để đầu tư kinh doanh; trang trải cho gia đình hoặc đầu tư cho con ăn học, trang trải nợ nần, chi phí sinh hoạt sau khi mất việc làm; trang trải chi phí chữa bệnh nặng dài ngày, hệ 275
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA thống BHXH Việt Nam lại chưa có cơ chế chính sách cho vay từ nguồn đã đóng BHXH trước đó của họ. Thứ tư, thời gian đóng BHXH 20 năm để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng là quá dài không phù hợp với khả năng tạo và duy trì việc làm cho NLĐ của nền kinh tế. Điều kiện này cùng với điều kiện kinh tế khó khăn đã khiến những NLĐ - phải quan tâm đến những nhu cầu trước mắt - nản lòng trong quá trình theo đuổi đóng góp cho hệ thống để được hưởng hưu trí trong tương lai khi về già. Thứ năm, thiếu sự hỗ trợ từ chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Với chức năng quản trị trường lao động, thời gian qua, chính sách bảo hiểm thất nghiệp của Việt Nam mới chỉ chủ yếu dừng lại ở giải quyết hậu quả của thất nghiệp đối với NLĐ mà thiếu đi các chính sách chủ động phòng ngừa, giảm thiểu thất nghiệp. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chính sách thị trường lao động thụ động và chính sách thị trường lao động tích cực. Chi trả trợ cấp thất nghiệp là chính sách thị trường lao động thụ động, các chính sách còn lại là chính sách thị trường lao động tích cực. Đối với các vị trí việc làm có nguy cơ sa thải cao, các doanh nghiệp chịu áp lực sa thải lớn đối với một bộ phận lao động đặc thù thì cần hỗ trợ duy trì việc làm. Chính sách này nhiều nước đã làm như hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp để trả một phần tiền lương hoặc đóng BHXH đối với những ngành nghề rất khó khăn trong duy trì việc làm cho NLĐ hoặc các nhóm lao động rất khó tìm được việc làm sau khi bị sa thải như là giải pháp ứng phó trước những thách thức của kỷ nguyên số hóa, tự động hóa, robot hóa và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 4.1. Về luật pháp - Đồng thời với việc cho thực hiện lại các Điều 60 và Điều 77 Luật BHXH năm 2014, cần nghiên cứu hạ thấp quy định về điều kiện thời gian đóng BHXH để được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng từ 20 năm xuống 15 năm tiến tới còn 10 năm kết hợp với mức hưởng thấp hơn. Điều này sẽ khiến NLĐ nhận thấy cơ hội được hưởng hưu trí khi đến tuổi về hưu và có niềm tin vào hệ thống, từ đó nỗ lực theo đuổi quá trình đóng góp bảo đảm tự an sinh xã hội của mình. - Cần có chính sách cho phép những NLĐ đã và đang tham gia BHXH, cả bắt buộc và tự nguyện được vay từ khoản đã đóng góp BHXH của mình để phục vụ nhu 276
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA cầu về đầu tư kinh doanh, nhà ở hoặc khám chữa bệnh dài ngày. Khi những nhu cầu này được giải quyết, NLĐ có thu nhập ổn định, từ đó quay trở lại đóng góp và trả nợ cho hệ thống. Điều này sẽ tạo được mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau giữa các thành viên và hệ thống. - Kết hợp với chính sách được vay từ khoản đã đóng góp BHXH nêu trên cần quy định điều kiện để hưởng chính sách BHXH một lần theo hướng khuyến khích NLĐ ở lại hệ thống lâu hơn với việc kéo dài hơn thời gian nghỉ việc có đơn hưởng chính sách BHXH một lần. 4.2. Về công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật - Công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật cần được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật. Người dân cần được biết và được tham vấn một cách hiệu quả về ý nghĩa và mục đích của những điều chỉnh và thay đổi chính sách, pháp luật sẽ được thông qua. Điều này sẽ giúp tạo ra sự đồng thuận trong xã hội ngay từ khi chính sách, pháp luật được thiết kế và được ban hành, cũng như giúp NLĐ có kế hoạch chuẩn bị tốt cho các giai đoạn sau khi chính sách và pháp luật được điều chỉnh, thay đổi. - Trước khi giải quyết chế độ BHXH một lần cho NLĐ, cán bộ BHXH có trách nhiệm tuyên truyền, vận động, giải thích cặn kẽ rõ ràng cho NLĐ về lợi ích của việc tiếp tục tham gia để hưởng hưu trí thay vì nhận BHXH một lần. - Một chiến lược truyền thông tổng thể về mở rộng đối tượng của hệ thống BHXH, trong đó có việc hạn chế tình trạng hưởng BHXH một lần cần được cơ quan quản lý nhà nước về BHXH cũng như cơ quan BHXH các cấp phối hợp thực hiện nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đóng góp tích lũy cho chế độ hưu trí khi về già, từ đó tạo sự đồng thuận của người dân nói chung và người tham gia BHXH nói riêng với những điều chỉnh và thay đổi của pháp luật về BHXH trong thời gian tới, trong đó có những điều chỉnh và thay đổi trong chính sách về hưởng BHXH một lần. 277
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hội đồng Bộ trưởng (1961), Nghị định số 218/CP - Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân, viên chức Nhà nước. 2. Chính phủ (1995), Nghị định số 12/CP của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ BHXH. 3. Chính phủ (2006), Luật BHXH 2006. 4. Chính phủ (2014), Luật BHXH 2014. 5. Quốc hội (2015), Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015. 6. BHXH Việt Nam (2019), Báo cáo tổng kết nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/06/2015 của Quốc hội về thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với NLĐ. 278