Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Phương Đông - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Phương Đông - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_cac_yeu_to_anh_huong_den_hoat_dong_cho_vay_ngan_ha.pdf
Nội dung text: Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Phương Đông - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH Ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phan Thị Thương Huyền Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Tú Anh MSSV: 1211190162 Lớp: 12DTNH02 TP. Hồ Chí Minh, 2016 i
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH Ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phan Thị Thương Huyền Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Tú Anh MSSV: 1211190162 Lớp: 12DTNH02 TP. Hồ Chí Minh, 2016 ii
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và số liệu trong báo báo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, không sao chép từ bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 06 năm 2016 Tác giả (ký tên) iii
- LỜI CẢM ƠN Thực tập là khoảng thời gian quan trọng với mỗi sinh viên trước khi tốt nghiệp ra trường. Thông qua đó sinh viên sẽ được tiếp xúc với kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đó một cách linh hoạt, sáng tạo và thức tế. Mặt khác, nó còn tạo điều kiện rèn luyện tác phong làm việc sau này. Tôi đã được trải nghiệm đợt thực tập tại môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, hòa đồng và cởi mở. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả anh chị tại Ngân hàng TMCP Phương Đông- Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ cho tôi thuận lợi hoàn thành đợt thực tập này. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô Phan Thị Thương Huyền- người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành “Luận văn tốt nghiệp”. Với nhận thức và khả năng còn hạn chế, bài luận này sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong sẽ nhận được sự đóng góp, bổ sung, sửa chữa của quý thầy cô để nội dung bài luận văn hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn rất nhiều! Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 ( SV ký và ghi rõ họ tên) iv
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT PGD Phòng giao dịch NHTM Ngân hàng thương mại OCB Ngân hàng Phương Đông TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh KH Khách hàng NHTW Ngân hàng Trung ương NH Ngân hàng SXKD Sản xuất kinh doanh v
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng OCB giai đoạn 2013 – 2015 6 Bảng 3.1: Diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu 32 Bảng 4.1: Thống kê thông tin đặc điểm của mẫu 37 Bảng 4.2: Hệ số tải sau khi phân tích nhân tố biến độc lập 47 Bảng 4.3: Hệ số tải nhân tố hoạt động cho vay tại Chi nhánh TPHCM 51 Bảng 4.4: Kết quả phân tích tương quan Pearson 54 Bảng 4.5: Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng hoạt động cho vay ngắn hạn 52 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định F 53 Bảng 4.7: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 56 Bảng 4.8: Kết quả phân tích hồi quy đa biến 57 Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh TPHCM 8 Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu khảo sát 25 Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu ban đầu 30 Biểu đồ 4.1: Giới tính mẫu nghiên cứu 38 Biểu đồ 4.2: Chức vụ mẫu nghiên cứu 38 Biểu đồ 4.3: Thời gian làm việc của mẫu nghiên cứu 38 Biểu đồ 4.4: Trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu 38 vi
- MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1. Giới thiệu khóa luận 1 1.1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.1.3. Câu hỏi nghiên cứu 1 1.1.4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 2 1.1.5. Phương pháp nghiên cứu 2 1.1.6. Kết cấu đề tài 2 1.2. Giới thiệu tổng quan đơn vị thực tập 3 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 3 1.2.2. Giới thiệu Chi nhánh thực tập 6 1.2.3. Cơ cấu tổ chức Chi nhánh TPHCM 7 1.2.4. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 8 1.2.5. Các dịch vụ của Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh TPHCM 9 1.2.5.1. Đối với khách hàng cá nhân 9 1.2.5.2. Đối với khách hàng doanh nghiệp 10 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 12 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHO VAY NGẮN HẠN 13 2.1. Hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại 13 2.1.1. Khái niệm 13 2.1.2. Đặc điểm 13 2.1.3. Vai trò 13 2.1.3.1. Đối với nền kinh tế 13 2.1.3.2. Đối với khách hàng 14 2.1.3.3. Đối với Ngân hàng 14 2.1.4. Các hình thức cho vay 14 2.1.4.1. Phân loại theo thời hạn cho vay 14 2.1.4.2. Phân loại theo mục đích vay 15 2.1.4.3. Phân loại theo mức độ tín nhiệm với khách hàng 15 vii
- 2.1.4.4. Phân loại theo phương pháp hoàn trả 16 2.2. Hoạt động cho vay ngắn hạn 16 2.2.1. Khái niệm 16 2.2.2. Đặc điểm 16 2.2.3. Các loại rủi ro cho vay 17 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHTM 17 2.3.1. Chính sách tín dụng 18 2.3.2. Sản phẩm cho vay 18 2.3.3. Chuyên viên tín dụng 18 2.3.4. Cơ sở vật chất 19 2.3.5. Năng lực của khách hàng 19 2.3.6. Phương án sản xuất kinh doanh 19 2.3.7. Tài sản đảm bảo 20 2.3.8. Môi trường kinh tế 20 2.3.9. Môi trường tự nhiên 20 2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM 21 2.4.1. Tỷ lệ tổng doanh số vay trên vốn huy động 21 2.4.2. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động 21 2.4.3. Hệ số thu nợ 21 2.4.4. Vòng quay vốn tín dụng 21 2.4.5. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 22 2.5. Mô hình hồi quy tuyến tính bội 22 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 24 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 3.1. Phương pháp nghiên cứu 25 3.1.1. Thu thập dữ liệu 25 viii
- 3.1.2. Nghiên cứu định tính 25 3.1.3. Nghiên cứu định lượng 26 3.1.3.1. Nghiên cứu sơ bộ định lượng 26 3.1.3.2. Nghiên cứu chính thức 26 3.2. Xác định mẫu nghiên cứu 26 3.3. Thiết kế mô hình 29 3.3.1. Mô hình và một số giả thuyết đặt ra cho mô hình nghiên cứu ban đầu 29 3.3.2. Giới thiệu mô hình nghiên cứu 31 3.3.3. Xây dựng thang đo 33 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 36 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 37 4.1.1. Giới tính 38 4.1.2. Chức vụ 38 4.1.3. Thời gian làm việc 38 4.1.4. Trình độ học vấn 39 4.2. Kiểm tra độ tin cậy thang đo 39 4.2.1. Kiểm tra độ tin cậy thang đo biến độc lập 40 4.2.1.1. Về phương thức trả nợ 40 4.2.1.2. Về sản phẩm cho vay 41 4.2.1.3. Về chính sách tín dụng 41 4.2.1.4. Về chuyên viên tín dụng 43 4.2.1.5. Về khách hàng 44 4.2.1.6. Về cơ sở vật chất 44 4.2.1.7. Về nguyên nhân khác 45 4.2.2. Kiểm tra độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc 46 ix
- 4.3. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá ( EFA) 47 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập 47 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc 51 4.4. Mô hình hồi quy bội 52 4.4.1. Kiểm định giá trị độ phù hợp 53 4.4.2. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội 57 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 59 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG- CHI NHÁNH TP.HCM 58 5.1. Kết luận 60 5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Phương Đông- Chi nhánh TP.HCM 60 5.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng 60 5.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 61 5.2.3. Nâng cao hiệu quả quy trình thẩm định 62 5.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu hồi nợ 62 5.2.5. Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng 62 5.2.6. Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng 62 5.2.7. Đẩy mạnh hoạt động Marketing 63 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 PHỤ LỤC x
- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Giới thiệu khóa luận: 1.1.1. Lý do chọn đề tài: Xuất phát từ quan hệ cung- cầu của xã hội, Ngân hàng đã hình thành và phát triển mạnh mẽ, từ hình thái sơ khai là những chiếc bàn hay cửa hiệu nhỏ ở trung tâm ven đường phục vụ việc đổi tiền của khách du lịch, trở thành định chế tài chính cung cấp đa dạng các dịch vụ khác nhau, thực hiện chức năng chủ yếu chuyển tiền từ nơi thừa đến nơi thiếu, đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả. Tín dụng luôn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất cho Ngân hàng, trong đó không thể không đề cập đến phần đóng góp của hoạt động cho vay ngắn hạn. Dù vậy nhưng cho vay ngắn hạn luôn chịu sự tác động của các nhân tố bên ngoài lẫn bên trong làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại. Tìm hiểu và phân tích những yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến Ngân hàng chính là lý do tôi chọn đề tài “ Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 1.1.2. Mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu thực trạng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh - Đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh - Tìm hiểu, phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh - Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh 1.1.3. Câu hỏi nghiên cứu: - Các nhân tố tác động là gì? - Nó ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của Ngân hàng - Quy trình thực hiện: 1
- Bước • Nêu các vấn đề cần nghiên cứu và các giả thuyết 1 Bước • Thiết lập mô hình 2 Bước • Thu thập, xử lý số liệu 3 • Ước lượng các tham số Bước 4 Bước • Phân tích, kiểm định mô hình 5 1.1.4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh - Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng hoạt động cho vay ngắn hạn 1.1.5. Phương pháp nghiên cứu: - Kết hợp những kiến thức có được trong quá trình học hỏi và thực tập tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, đề tài đã sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp định tính - Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu liên quan đến thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh qua 3 năm gần nhất ( 2013- 2014- 2015) - Khảo sát thực tế: phỏng vấn nhân viên tại chi nhánh thực tập về ảnh hưởng của các nhân tố tác động - Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 1.1.6. Kết cấu đề tài: Nội dung khóa luận tốt nghiệp gồm năm chương: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý thuyết về cho vay ngắn hạn Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 2
- Chương 4: Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh và kết quả mô hình Chương 5: Kết luận và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh 1.2. Giới thiệu tổng quan về đơn vị thực tập 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Tên tiếng Việt: NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG Tên tiếng Anh: ORIENT COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Tên viết tắt : NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG hoặc OCB Hội sở chính : số 45 Lê Duẩn, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam Giấy phép hoạt động: số 0061/NH-GP ngày 13/04/1996 do NHNN VN cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh: số 059700 do Sở Kế hoạch Đầu tư Tp. HCM cấp Điện thoại: (84-8) 38 220 960- 38 220 961 Fax : (84-8) 38 220 963 Website : www.ocb.com.vn Logo : Ý nghĩa logo: Lodo được lấy ý tưởng từ đồng tiền cổ và khái niệm Vuông – Tròn đầy ý nghĩa nhưng được thiết kế cách điệu khéo léo bằng những đường nét năng động, tinh tế, đậm tính sáng tạo để trở thành một tổng thể hài hòa và hiện đại. Đồng tiền cổ hình tròn được hợp thành từ bốn mảnh ghép mang hình dáng của những con sóng chuyển động không ngừng, vừa tượng trưng cho hình ảnh đồng tiền thường được sử dụng trong Ngân hàng, sự thịnh vượng, sự viên 3
- mãn, thịnh vượng và niềm tin trọn vẹn mà OCB mang đến cho khách hàng, vừa gợi liên tưởng đến sự hợp nhất bốn giá trị cốt lõi của Ngân hàng là “ Chủ động sáng tạo – Tốc độ - Chuyên nghiệp – Gắn kết và thân thiện” Slogan : “Niềm tin và thịnh vượng” Tầm nhìn: trở thành Ngân hàng đa năng dẫn đầu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam Giá trị cốt lõi : “ Khách hàng là trọng tâm” Đối tác chiến lược: BNP Paribas( Pháp) Vốn điều lệ : 4.000 tỷ đồng Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) được thành lập từ ngày 10/06/1996. Qua hơn 20 năm hoạt động và phát triển, OCB đã dần khẳng định được vị thế và uy tín trên thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam với nhiều thành tựu vượt bậc, cụ thể: - Tổng tài sản : 42.600 tỷ đồng ( tăng 150 lần) - Tổng nhân sự: 2.500 người ( tăng trên 35 lần) - Mạng lưới hoạt động: trên 100 điểm, hiện diện hầu hết ở các tỉnh thành trong cả nước Những cột mốc phát triển quan trọng của OCB: - 13/04/1996: được Ngân hàng Nhà nước VIệt Nam cấp giấy phép hoạt dộng - 13/12/2001: khai trương chi nhánh và phòng giao dịch đầu tiên ( CN Bến Thành, PGD Hàm Nghi) - 08/2002: gia nhập Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) - 14/01/2003: sáp nhập thêm Ngân hàng TMCP Tây Đô (Tp. Cần Thơ) 4
- - 2004: tham gia Liên minh dịch vụ thẻ Vietcombank, hệ thống chuyển tiền nhanh Western Union, liên kết với Sacombank trong một số lĩnh vực hoạt động ngân hàng - 06/06/2005: phát hành thẻ Lucky Oricombank - 2007: BNP Paribas chính thức trở thành đối tác chiến lược của OCB - 19/12/2008: ký kết hợp đồng triển khai Hệ thống Ngân hàng lõi với Temenos AG( Thụy Sỹ) - 16/09/2009: ký hợp đồng chính thức cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ với Emst & Young Việt Nam - 06/11/2009: ký kết hợp đồng quản lý số cổ đông với Công ty CP Chứng khoán Phương Đông (ORS) - 05/2010: triển khai thành công và đưa vào sử dụng dự án Hệ thống Ngân hàng cốt lõi( CBS)- T24- dự án quan trọng giúp OCB giao dịch trực tuyến mọi giao dịch về tiền gửi - 2011: BNP Paribas nâng tỷ lệ vốn góp tại OCB lên 20%; được tổ chức tín dụng hàng đầu JICA cấp hạn mức tín dụng; IFC (World Bank) cấp 20 triệu USD hạn mức tài trợ thương mại - 2013: đột phá trong hành trình thực thi chiến lược trở thành Ngân hàng đa năng dẫn đầu về dịch vụ Ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp SMEs tại VN - Năm 2014: Top 50 doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm an sinh xã hội và phát triển cộng đồng - Năm 2015: TOP Brand- Nhãn hiệu thương hiệu hàng đầu Việt Nam ,Nhóm Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 5
- Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch 2015 2014 2013 của 2015 so của 2014 so với 2014 với 2013 tài sản 49.455 39.095 32.795 26.4% 19.2% huy 43.911 34.685 28.514 26.6% 21.6% động dư nợ 28.823 24.079 20.646 19.7% 16.6% tín dụng Lợi nhuận 267 tỷ 281 321 (0.05%) (12.5%) trước thuế Nợ xấu 1.9% 3% 2.9% Vốn điều 4500 3.547 3.234 lệ Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng OCB giai đoạn 2013-2015 (Đơn vị tính: tỷ đồng) ( Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng OCB các năm 2013, 2014,2015) Qua bảng số liệu trên, nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phương Đông trong 3 năm qua (2013-2015) khá ổn định và hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra trong cuộc họp Hội đồng quản trị. - Tổng tài sản đạt 49.455 tỷ đồng, tăng 26.4% so với năm 2014, tăng 51% so với năm 2013 - Huy động vốn đạt 43.911 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2014 - Tỷ lệ nợ xấu giảm gần một nửa so với năm 2014 (1.9% và 3%) 1.2.2. Giới thiệu Chi nhánh thực tập: - Ngân hàng Phương Đông- SGD Tp.HCM ra đời theo quyết định thành lập 2744/QĐ-NHNN ngày 26/11/2007 của Thống đốc NHNN và mã số sở giao dịch 0300852005-015 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp.HCM cấp ngày 16/05/2008. 6
- Sở giao dịch Tp.HCM hoạt động theo ủy quyền của Ngân hàng Phương Đông- Hội sở chính tại 45 Lê Duẩn, quận 1, Tp.HCM -26/11/2007- 17/11/20110: hoạt động tại 45 Lê Duẩn, quận 1,Tp.HCM - 17/11/2010: dời về 172-174 Ký Con, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, Tp.HCM -23/05/2014- nay: hoạt động tại Cao ốc 123, 123- 127 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, Tp.HCM( một phần tầng trệt và tầng 7) - Điện thoại: (08) 39.301.538 - Fax: (08) 39.301.542 - Bao gồm 5 đơn vị trực thuộc( các phòng giao dịch- PGD) . PGD Tú Xương: 21A Tú Xương, phường 7, quận 3, Tp.HCM . PGD Nguyễn Thái Bình: 194 Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, Tp.HCM . PGD Đồng Khởi: 8 Nguyễn Thiện Thuật, phường 2, quận 3, Tp.HCM . PGD Nguyễn Văn Trỗi: 157 Nguyễn Văn Trỗi, phường 11, quận Phú Nhuận, Tp.HCM . PGD Bạch Đằng: 246B - 246E Bạch Đằng, phường 24, quận Bình Thạnh, Tp.HCM 1.2.3. Cơ cấu tổ chức Chi nhánh Tp.HCM: 7
- Giám đốc Hệ thống các Phó giám đốc phòng giao dịch Bộ phận hành chính Phòng dịch vụ Khách hàng quản trị khách hàng doanh nghiệp Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (Nguồn: Thông tin nội bộ Chi nhánh TP.HCM) 1.2.4. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban: - Giám đốc chi nhánh: là người đứng đầu chịu trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động của chi nhánh theo đúng pháp luật, đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Phương Đông. Giúp Giám đốc có Phó giám đốc và các bộ phận phòng ban, bộ phận nghiệp vụ chi nhánh hoạt động theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc chi nhánh, bao gồm: - Bộ phận hành chính quản trị: thực hiện công tác hành chính quản trị của chi nhánh như quản lý con dấu, quản lý các văn bản tài liệu, đảm bảo cho hệ thống thông tin liên lạc trong nội bộ trụ sở chi nhánh và giữa trụ sở với các phòng giao dịch, giữa chi nhánh với hội sở chính tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về những vấn đề liên quan đến công tác hành chính quản trị như tiếp đón khách, xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, công cụ lao động, bảo đảm trang thiết bị, môi trường làm việc cho cán bộ công nhân viên( văn thư, đội xe, bảo vệ ). -Phòng dịch vụ khách hàng: là đại diện của Ngân hàng, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tuân thủ theo các chính sách quy trình chính sách của OCB, kết hợp với “Khách hàng doanh nghiệp” thực hiện các nghiệp vụ phát sinh. 8
- - Khách hàng doanh nghiệp: chịu trách nhiệm về thiết lập, duy trì, quản lý và phát triển mối quan hệ với khách hàng; tiếp thị, hỗ trợ và bán sản phẩm cho khách hàng doanh nghiệp; trực tiếp thẩm định các dự án, phương án kinh doanh, định giá các tài sản bảo đảm nợ vay và các khách hàng doanh nghiệp theo đúng quy định, quy trình của OCB. - Các phòng giao dịch: là bộ phận phụ thuộc chi nhánh, có địa điểm hoạt động độc lập, hạch toán sổ sách và có con dấu riêng. Đứng đầu Phòng giao dịch là Trưởng phòng giao dịch do Giám đốc chi nhánh bổ nhiệm. Phòng giao dịch có chức năng và nhiệm vụ thực hiện một số giao dịch với khách hàng theo quy định như nhận tiền gửi, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, cho vay theo một số hạn mức và đối tượng nhất định. 1.2.5. Các dịch vụ của Ngân hàng TMCP Phương Đông- Chi nhánh Tp.HCM: 1.2.5.1. Đối với khách hàng cá nhân: - Tiền gửi: . Tiền gửi thanh toán . Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn . Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn . Kế hoạch tài chính - Cho vay . Cho vay có tài sản thế chấp: ho vay mua ô tô đã qua sử dụng; Cho vay mua xe ô tô- vay thế chấp; Cho vay mua nhà, căn hộ trả góp; Cho vay trả góp mua nhà/ căn hộ; Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà; Cho vay sản xuất kinh doanh; Cho vay tiêu dung; Cho vay du học; Cho vay thế chấp chứng khoán niêm yết; Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm do OCB phát hành; Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm do TCTD khác phát hành . Cho vay không có tài sản thế chấp: cho vay tiêu dùng tín chấp Cán bộ nhân viên - Thẻ: . Thẻ nội địa . Thẻ quốc tế - Ngân hàng điện tử: 9
- . OCB – Online . OCB – Mobile . OCB – SMS - Dịch vụ . Dịch vụ chuyển tiền . Dịch vụ thu hộ . Dịch vụ khác - Bảo hiểm: . Bảo an tín dụng . Bảo hiểm sức khỏe OCB Care . Bảo hiểm giao dịch gian lận thẻ tín dụng quốc tế OCB . Bảo hiểm xe ô tô . An tâm hưng thịnh 1.2.5.2. Đối với khách hàng doanh nghiệp: - Tài khoản doanh nghiệp . Tiền gửi thanh toán . Tiền gửi có kỳ hạn . Tiền gửi chuyên dùng - Cho vay . Tài trợ vốn ngắn hạn . Bao thanh toán . Tài trợ vốn trung dài hạn . Tài trợ theo chương trình đặc biệt - Bảo lãnh - Dịch vụ thanh toán quốc tế . Nhập khẩu . Xuất khẩu - Tài trợ thương mại . Tài trợ xuất khẩu . Tài trợ nhập khẩu 10
- . Tài trợ theo chương trình IFC - Quản lý dòng tiền: . Dịch vụ quản lý khoản phải thu . Dịch vụ quản lý khản phải trả . Sản phẩm gói . Quản lý thanh khoản . Quản lý ngân quỹ Chi nhánh cung cấp đầy đủ các sản phẩm, hoạt động kinh doanh giống như tại Hội sở và các Chi nhánh khác. Với cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phân chia nhiệm vụ rõ ràng giữa các phòng ban giúp Chi nhánh tiến hành hoạt động dễ dàng hơn, nhân viên có thể chuyên tâm phát triển tại vị trí mình được phân công, đem lại hiệu quả cao nhất. Hệ thống 5 phòng giao dịch trực thuộc trước là để mang Ngân hàng đến gần hơn với KH, phục vụ cho người dân, sau là nâng cao doanh số. Những dịch vụ Chi nhánh cung cấp đa dạng, đồng bộ với sản phẩm trên Hội sở, đáp ứng cao nhất nhu cầu của KH cá nhân cũng như KH doanh nghiệp trong khu vực, hoàn toàn cạnh tranh so với những Ngân hàng khác. 11
- TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Thông qua chương 1, tác giả đã nêu rõ lý do chọn đề tài, xác định mục tiêu, đối tượng cùng phạm vi nghiên cứu đề tài. Đồng thời tác giả cũng giới thiệu về Ngân hàng Phương Đông và Chi nhánh thực tập, giúp người đọc có một cái nhìn tổng quan. Từ đó làm tiền đề để nghiên cứu chương 2: “ Cơ sở lý thuyết về cho vay ngắn hạn”. 12
- CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHO VAY NGẮN HẠN 2.1. Hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại: 2.1.1. Khái niệm: Trong quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 284/2000/QĐ/NHNN ngày 25/8/2000 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho vay được định nghĩa như sau : “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. Cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của Ngân hàng, để tài trợ cho chi tiêu của các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan Chính phủ. Đối với hầu hết khách hàng, cả doanh nghiệp lẫn cá nhân, ngân hàng là một trong những nguồn vốn sẵn có rẻ nhất và linh hoạt nhất. 2.1.2. Đặc điểm: Hoạt động cho vay có những đặc điểm sau: - Cho vay là sự chuyển nhượng có thời hạn: Ngân hàng là trung gian tài chính “ đi vay để cho vay”, nên mọi khoản cho vay đều phải có thời hạn đảm bảo cho Ngân hàng hoàn trả nguồn vốn huy động. Thời hạn cho vay phải phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay thì người vay mới có điều kiện trả nợ đúng hạn. - Cho vay phải dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả lãi và gốc với cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện khi đến hạn: có như vậy mới bù đắp được chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. 2.1.3. Vai trò: 2.1.3.1. Đối với nền kinh tế: Vai trò kinh tế cơ bản của hoạt động cho vay của Ngân hàng là luân chuyển vốn từ những người ( cá nhân, hộ gia đình, công ty và Chính phủ) có nguồn vốn thặng dư đến những người thiếu. Nếu không có Ngân hàng thì việc luân chuyển vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế sẽ “ách tắc”. Kênh luân chuyển vốn qua Ngân hàng có ý nghĩa rất lớn, thúc đẩy hiệu quả của nền kinh tế. 13
- Hoạt động cho vay phân bố hiệu quả các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế. Thông qua hoạt động cho vay mà vốn từ những người thiếu các dự án đầu tư hiệu quả được chuyển tới những người có dự án đầu tư hiệu quả hơn nhưng thiếu vốn. Kết quả kinh tế tăng trưởng, tạo công ăn việc làm, tăng năng suất lao động. Thông qua khoản vay vào những ngành, nghề, khu vực kinh tế trọng điểm sẽ thúc đẩy phát triển ngành nghề đó, hình thành cơ cấu hiện đại, hợp lý và hiệu quả. Ngoài ra, cho vay còn góp phần lưu thông tiền tệ, hàng hóa, điều tiết thị trường, kiểm soát giá trị đồng tiền, thúc đẩy mở rộng giao lưu kinh tế giữa các nước. Hoạt động cho vay của Ngân hàng mang lại nguồn thu ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập và lãi từ ủy thác vốn đầu tư Chính phủ, là kênh truyền tải vốn tài trợ Nhà nước đến nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định chính trị, xã hội. 2.1.3.2. Đối với khách hàng: Hoạt động cho vay đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng vốn cho khách hàng với các ưu điểm như an toàn, thuận tiện, nhanh chóng, dễ tiếp cận và có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn lớn, cùng nhu cầu đa dạng. Hoạt động cho vay của Ngân hàng giúp nhà đầu tư nắm bắt được những cơ hội kinh doanh, mở rộng sản xuất; các cá nhân có đủ khả năng tài chính để trang trải các khoản chi tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống. 2.1.3.3. Đối với Ngân hàng: Hoạt động cho vay là hoạt động truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản có và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng. Dù tỷ trọng của hoạt động cho vay có xu hướng giảm nhưng vẫn là nghiệp vụ quan trọng nhất đối với mỗi Ngân hàng. Thông qua hoạt động cho vay, Ngân hàng đa dạng hóa được danh mục tài sản có, mở rộng được các loại hình dịch vụ khác như: thanh toán, thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn 2.1.4. Các hình thức cho vay: 2.1.4.1. Phân loại theo thời hạn cho vay: - Cho vay ngắn hạn: các khoản vay có thời hạn dưới một năm. Đối với khách hàng cá nhân, các khoản vay thực hiện theo hình thức cho vay từng lần hoặc phát hành thẻ tín dụng. Đối với khách hàng doanh nghiệp thì có thể thông qua hình thức cho vay từng 14
- lần hoặc cấp hạn mức tín dụng. Các khoản vay ngắn hạn có rủi ro thấp hơn cho vay trung dài hạn do lãi suất thấp hơn và thời hạn ngắn hơn. - Cho vay trung dài hạn: thời hạn cho vay từ trên một năm đến năm năm với khoản vay trung hạn, từ trên năm năm với các khoản vay dài hạn. Các khoản vay này thường có giá trị lớn, dùng để mua sắm đất đai, nhà cửa, mua sắm thiết bị hoặc đầu tư xây dựng. Do rủi ro cao hơn cho vay ngắn hạn nên cho vay trung dài hạn yêu cầu lãi suất cao hơn và thường dùng tài sản cố định làm tài sản đảm bảo. 2.1.4.2. Phân loại theo mục đích vay: - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: dành cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa - Tín dụng bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm, xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ - Tín dụng công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ - Tín dụng nông nghiệp: là loại tín dụng trang trải các chi phí sản xuất (phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc ) - Tín dụng tiêu dùng: dành cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ( mua sắm nhà cửa, xe ). Tín dụng tiêu dùng được thể hiện bằng hình thức tiền hoặc bán chịu hàng hóa, việc cấp tín dụng bằng tiền thường do ngân hàng, quỹ tiết kiệm, các tổ chức tín dụng khác cung cấp. Ngoài ra, còn có hình thức tín dụng được biểu hiện dưới hình thức bán trả góp do các công ty, cửa hàng thực hiện. 2.1.4.3. Phân loại theo mức độ tín nhiệm với khách hàng: - Tín dụng không đảm bảo: là tín dụng không có tài sản thế chấp, chỉ cho vay đối với những khách hàng quen thuộc, được tín nhiệm, có nguồn vốn mạnh, hoạt động kinh doanh ổn định có lời hoặc những đối tượng do Chính phủ quy định. - Tín dụng có đảm bảo: là tín dụng có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc được bảo lãnh của chính bên vay hoặc tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản được thế chấp, cầm cố bởi bên thứ ba 15
- 2.1.4.4. Phân loại theo phương pháp hoàn trả: - Tín dụng trả góp: là loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi vay theo định kỳ, thường áp dụng với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền. Loại hình này rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hoá mua trả góp. - Tín dụng phi trả góp: là loại tín dụng mà vốn gốc được trả một lần khi đáo hạn - Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu: là loại tín dụng mà người vay có thể hoàn trả nhiều lần theo khả năng trong thời hạn hợp đồng. Ngoài các hình thức trên, ngân hàng có thể cho vay theo các phương thức mà pháp luật không cấm, phù hợp với các quy định tại các Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng, điều kiện kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng vay. Ví dụ như cho vay theo dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh 2.2. Hoạt động cho vay ngắn hạn: 2.2.1. Khái niệm: Cho vay ngắn hạn là việc Ngân hàng sử dụng nguồn vốn của mình cho các chủ thể có nhu cầu vay, thu hồi cả gốc và lãi trong thời hạn dưới 12 tháng. 2.2.2. Đặc điểm: Ngoài những đặc điểm chung của hoạt động cho vay, hoạt động cho vay ngắn hạn còn có những nét riêng biệt: - Rủi ro thấp: do khoản vay chỉ cung cấp trong thời gian ngắn hạn nên ít chịu ảnh hưởng không lường trước được của nền kinh tế - Thời gian hoàn vốn nhanh, số vòng quay vốn nhiều: nguồn vốn cho vay ngắn hạn thường dùng bù đắp cho những thiếu hụt trong ngắn hạn mang tính tạm thời, nên Ngân hàng sẽ sớm thu hồi được những khoản vay và tiếp tục sử dụng vốn cho vay, gia tăng số vòng quay vốn của mình. - Lãi suất thấp: do thời hạn vay ngắn, rủi ro thấp nên lãi suất cho vay ngắn hạn không cao như cho vay trung dài hạn - Hình thức cho vay phong phú: để đáp ứng nhu cầu của đa dạng của khách hàng, góp phần phân tán rủi ro, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, Ngân hàng không ngừng phát triển các hình thức cho vay ngắn hạn. 16
- 2.2.3. Các loại rủi ro cho vay: - Nợ quá hạn: là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn trả nợ như thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Chỉ tiêu này ảnh hưởng đáng kể đến tính thanh khoản và rủi ro thanh khoản của ngân hàng, ảnh hưởng đến chi phí gia tăng làm giảm thu nhập của Ngân hàng. - Nợ khó đòi: là khoản nợ quá hạn đã qua một kỳ gia hạn nợ. Những khoản nợ này ngân hàng phải có những biện pháp thích hợp để thu lại tiền vay sao cho hợp lý nhất. Bởi vì các khoản nợ này hi vọng thu lại tiền là khó, lúc này khả năng chi trả của khách hàng ngày càng hạn hẹp. Loại nợ này chứa đựng rủi ro cao và thường mang lại tổn thất cho ngân hàng. - Rủi ro lãi suất: là loại rủi ro do sự biến động của yếu tố tiền tệ. Lạm phát tăng, lãi suất buộc phải điều chỉnh theo xu hướng tăng lên, dẫn đến chi phí của ngân hàng tăng lên, trong khi thu nhập ở tài sản dài hạn vẫn giữ nguyên, nên thu nhập sẽ không bù đắp chi phí kinh doanh, ảnh hưởng đến nguồn vốn của ngân hàng. Ngoài ra, rủi ro lãi suất cũng có thể xảy ra do trình độ thấp kém bị thua thiệt trong việc cạnh tranh lãi suất thị trường, hoặc do yếu tố của nền kinh tế tác động đến lãi suất như cung cầu, yếu tố thị trường , khi nhà nước có quyết định điều chỉnh lãi suất theo hướng giảm xuống trong khi tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn trả. Như vậy lãi suất cho vay bị giảm thấp nhưng phần trả lãi cho những khoản tiền gửi có kỳ hạn lại không giảm tương ứng dẫn đến rủi ro lãi suất. - Rủi ro tỷ giá: là loại rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái. Nếu tỷ giá hối đoái bán ra lớn hơn tỷ giá mua vào thì nhà kinh doanh có lãi, ngược lại thì bị lỗ. Các rủi ro trong việc giao dịch ngoại hối xuất phát từ tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ khác nhau, do tác động của nền kinh tế chính trị các nước. 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHTM: Các nhân tố ảnh hưởng được xác định chủ yếu xuất phát từ ba nguồn: - Từ phía ngân hàng: chính sách tín dụng, sản phẩm cho vay, chuyên viên tín dụng - Từ phía khách hàng: năng lực của khách hàng, phương án SXKD, khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo. - Ngoài ra còn có các yếu tố khác: tình hình kinh tế xã hội, môi trường pháp lý 17
- 2.3.1. Chính sách tín dụng Chính sách tín dụng được hiểu là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng. . Chính sách tín dụng bao gồm các quy định của ngân hàng về hạn mức cho vay tối đa với một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, chính sách lãi suất, các hạn mức kiểm soát rủi ro tín dụng, chính sách ưu đãi khách hàng, chính sách cạnh tranh Chính sách tín dụng của ngân hàng thường thay đổi qua từng thời kì, phụ thuộc vào sự điều tiết vĩ mô của Ngân hàng Trung Ương và khả năng, điều kiện của bản thân các ngân hàng. Khi chính sách tín dụng được nới lỏng: hạn mức cho vay tối đa với một khách hàng được mở rộng, kỳ hạn của một khoản vay dài hơn, ngân hàng lại đang phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn nên chính sách ưu đãi khách hàng tốt, lãi suất phù hợp, hạn mức kiểm soát rủi ro không quá khắt khe sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào quá trình sử dụng vốn của ngân hàng. Tuy nhiên trong một só trường hợp, nền kinh tế lại phát triển quá nóng, NHTW muốn kiềm chế sự phát triển đó hoặc tình hình các doanh nghiệp hoạt động kém, ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng tín dụng thì chính sách tín dụng sẽ bi thắt chặt hơn, gây khó khăn trong quá trình tiếp cận vốn ngân hàng của KH 2.3.2. Sản phẩm cho vay Nếu Ngân hàng phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ thuận tiện cho KH như: đa dạng hóa kì hạn vay vốn, có hình thức cho vay phù hợp với chu kì kinh doanh KH, đa dạng hóa hình thức bảo đảm tiền vay thì KH sẽ nhận thấy những lợi ích khi vay vốn. Từ đó hoạt động cho vay sẽ phát triển và đạt hiệu quả tốt hơn. Để có được những sản phẩm cho vay phù hợp với từng đối tượng KH thì ngân hàng buộc phải quan tâm tìm hiểu, khảo sát để đưa ra danh mục dịch vụ phù hợp. 2.3.3. Chuyên viên tín dụng Chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng là nhân tố quyết định trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Thể hiện ở trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm ( thẩm định, đánh giá độ khả thi phương án SXKD, tính chân thực của dữ liệu ), khả năng giao tiếp, trách nhiệm với công việc, thái độ phục 18
- vụ KH và đạo đức nghề nghiệp của chuyên viên tín dụng. Chuyên viên tín dụng là hình ảnh của ngân hàng, KH đánh giá NH thông qua cách phục vụ của chuyên viên. Nếu chuyên viên tín dụng có trách nhiệm, nhiệt tình với công việc, quan tâm đến KH, tạo sự tin tưởng,hài lòng thì đã tạo dựng sự ưa thích cũng như uy tín cho ngân hàng. Chuyên viên tín dụng cần phải có sự hiểu biết rộng về pháp luật, môi trường kinh tế - xã hội, sự thay đổi của thị trường, dự đoán trước những biến động có thể xảy ra, từ đó tư vấn cho KH. 2.3.4. Cơ sở vật chất Cơ sở vật chất ở đây được hiểu là trang bị của ngân hàng trên toàn hệ thống giao dịch: thiết kế, không gian, máy móc, Ngân hàng có cơ sở vật chất hiện đại trước nhất là giúp nhân viên làm việc có hiệu quả hơn,tăng năng suất lao động; sau đó là gây ấn tượng tốt với KH, giảm thời gian chờ đợi. Đây cũng là yếu tố giúp NH thu hút thêm lượng người đến giao dịch. 2.3.5. Năng lực của khách hàng Năng lực của của KH có thể hiểu theo hai phương diện: năng lực sử dụng vốn vay hiệu quả, sau đó là năng lực tài chính để hoàn trả nợ vay cho NH. Nếu năng lực của KH quá yếu, thể hiện ở việc không dự đoán được những biến động thị trường, phân phối sản xuất, không theo kịp với quá trình đổi mới thì sẽ dễ dàng bị thất bại, khó khăn hay thậm chí phá sản, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NH và ngược lại. 2.3.6. Phương án sản xuất kinh doanh Ngân hàng cho KH vay trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao, chứng minh được tính hiệu quả và thành công. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu KH có ý tưởng kinh doanh tốt đến mấy mà không xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh, đề ra những chính sách việc làm cụ thể, cách dự phòng xử lý khi có rủi ro thì vẫn sẽ không được NH đáp ứng cho vay. Vì vậy, KH cần học cách tự xây dựng cho mình phương án sản xuất khả thi, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của NH. 19
- 2.3.7. Tài sản đảm bảo Để có thể vay vốn thì NH luôn yêu cầu KH phải có tài sản đảm bảo ( thế chấp, tín chấp) hay bảo lãnh của bên thứ ba. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện nay có nhiều tài sản của pháp nhân và cá nhân không có giấy chứng nhận sở hữu. Tài sản cố định phần lớn là nhà xưởng, máy móc, thiết bị lạc hậu không đủ điều kiện để thế chấp. Như vậy, nếu cho vay đúng chế độ thì hầu hết các KH không đủ điều kiện, nên KH cần hoàn thiện các thủ tục pháp lý về tai sản đảm bảo để tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn vay của NH. 2.3.8. Môi trường kinh tế Nền kinh tế là hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau, nên bất kì sự biến đông của một hoạt động kinh tế nào cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc SXDK của những lĩnh vực còn lại. Môi trường kinh tế bao gồm những tác động chuyển biến của tình hình kinh tế chung trong từng lĩnh vực, từng ngành, từng địa phương, những thay đổi trong chính trị, pháp luật Môi trường chính trị ổn định, môi trường pháp lý đồng bộ, nhất quán, tạo điều kiện thì những cá nhân, doanh nghiệp mới có thể mở rộng, nâng cao hiệu quả SXKD và mới có nhu cầu vay vốn NH. Thực tế trong từng thời kỳ, giai đoạn khác nhau, Chính phủ thường có những sự điều chỉnh khác nhau về kinh tế, chính trị xã hội tác động đến hoạt động của cá nhân, doanh nghiệp cũng như của NH. Vì vậy, KH và NH cần nhanh nhạy nắm bắt các thời cơ trong từng thời kỳ. Quan hệ tín dụng được thực hiện trên cơ sở lòng tin, là cầu nối giữa NH và KH. Đạo đức xã hội ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Nếu đạo đức xã hội không tốt, kèm theo kém hiểu biết về hoạt động NH sẽ làm giảm chất lượng tín dụng. 2.3.9. Môi trường tự nhiên Những biến động bất khả kháng trong môi trường tự nhiên ( thiên tai, lũ lụt, động đất, hỏa hoạn ) làm ảnh hưởng đến tình hình SXKD của KH, đặc biệt là những ngành liên quan đến lĩnh vực nông- lâm- ngư nghiệp, gây khó khăn cho việc trả nợ, ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng 20
- 2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM: 2.4.1. Tỷ lệ tổng doanh số vay trên vốn huy động: Tỷ lệ này phản ánh phần trăm vốn huy động dùng để thực hiện cho vay đối với khách hàng. Giá trị tổng doanh số vay trên vốn huy động tiến gần đến 1 thể hiện hoạt động tín dụng hiệu quả, vì vốn huy động được sử dụng gần hết để cho vay. Nếu giá trị này lớn hơn 1 thì thể hiện điều ngược lại, ngân hàng hoạt động tín dụng không hiệu quả, vì ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn từ các nguồn vốn vay khác với lãi suất và rủi ro cao hơn. 2.4.2. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động: Tỷ lệ này thể hiện tính hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp cho thấy tính thanh khoản của ngân hàng càng cao, nên hoạt động tín dụng của ngân hàng chưa hiệu quả. Ngược lại, tỷ lệ này càng cao cho thấy tính thanh khoản của ngân hàng càng thấp và có hoạt động tín dụng hiệu quả. 2.4.3. Hệ số thu nợ: Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thu nợ, thể hiện được hiệu quả cho vay của ngân hàng. Nếu chỉ số này càng cao thì khả năng trả nợ của khách hàng càng lớn, đây là một điều rất tốt đối với ngân hàng. 2.4.4. Vòng quay vốn tín dụng: ò ố í ụ Chỉ tiêu này thể hiện tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng với các khoản vay của KH. Tốc độ luân chuyển vốn càng nhanh thể hiện khả năng thu nợ của ngân hàng càng cao, nguồn vốn vay của ngân hàng ít bị rủi ro hơn và ngược lại. 2.4.5. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: 21
- ỷ ệ ợ á ạ ê ổ ư ợ Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi vốn của NH đối với các khoản vay, nó thể hiện tính hiệu quả hoạt động tín dụng của NH. Nếu chỉ tiêu này cao thì hiệu quả tín dụng của NH kém, khả năng rủi ro tín dụng cao và ngược lại. Nợ quá hạn bao gồm nợ nhóm 2, nợ nhóm 3, nợ nhóm 4, nợ nhóm 5. 2.5. Mô hình hồi quy tuyến tính bội: - Là mô hình với một biến phụ thuộc với hai hay nhiều biến độc lập - Mô hình hồi quy tuyến tính bội cho tổng thể: Yi = β0 + β1 X1i + β2 X2i + β3 X3i + β4 X4i + + βk Xki + εi Với: Yi : là biến phụ thuộc β0, β1, β2, β3, βk: các hệ số hồi quy Xki: giá trị của biến độc lập thứ k tại quan sát thứ i εi : sai số của hồi quy - Các vấn đề chính liên quan đến mô hình hồi quy tuyến tính bội: + Ý nghĩa của hệ số hồi quy trong mô hình: βk đo lường sự thay đổi trong giá trị trung bình Y khi Xk thay đổi một đơn vị, giữa các biến độc lập còn lại không thay đổi. + Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội: Hệ số xác định R2 điều chỉnh (Adjusted R square) được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. R2 điều chỉnh là hệ số thể hiện % sự biến thiên của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởi biến độc lập (Xk ). + Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Sử dụng kiểm định F trong bảng phân tích phương sai để kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình. Để kiểm định độ phù hợp của mô hình, đặt giả thuyết: H0: β0 = β1 = β2 = β3 = = βk (hay R2 = 0) 22
- Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ, kết luận kết hợp của các biến hiện có trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của Y, điều này cũng có nghĩa mô hình hồi quy tuyến tính bội xây dựng phù hợp với tập dữ liệu. 23
- TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Để nắm rõ nguyên lý hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, tác giả đã tìm hiểu khái niệm, đặc điểm, vai trò và các hình thức cho vay tại ngân hàng. Đồng thời, tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn, giới thiệu về mô hình hồi quy tuyến tính bội. Chương 2 tập trung vào những khái niệm, nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn cũng như các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay. Từ đó có cái nhìn tổng quan về hoạt động cho vay của NHTM, cũng làm cơ sở cho các chương tiếp theo. Chương 3 tác giả sẽ trình bày về: “ Phương pháp nghiên cứu” 24
- CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lý Bản phỏng vấn Chọn vấn đề Cơ sở lý thuyết thuyết và mô lần 1 hình SPSS Bản phỏng vấn Bản phỏng vấn Điều chỉnh Khảo sát thử chính thức lần 2 Nghiên cứu Báo cáo thực trạng Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu khảo sát 3.1.1. Thu thập dữ liệu: - Thu thập thập dữ liệu từ sách báo, internet, các đề tài nghiên cứu trước. - Thu thập thông tin về các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng: lãi suất, môi trường pháp lý, đối thủ cạnh tranh - Lập bảng câu hỏi và khảo sát nhân viên ngân hàng cũng như những khách hàng đã và đang vay vốn tại ngân hàng, khách hàng cũng như những người liên quan qua thư điện tử 3.1.2. Nghiên cứu định tính: Thông qua phương pháp thảo luận, tham khảo và hỏi ý kiến chuyên gia nhằm xây dựng các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn 25
- Tổng hợp lại ý kiến, tác giả nhận thấy có 7 nhân tố tác động chủ yếu là: Phương thức trả nợ, sản phẩm cho vay, chính sách tín dụng, chuyên viên tín dụng, khách hàng, cơ sở vật chất và nguyên nhân khác. 3.1.3. Nghiên cứu định lượng: 3.1.3.1. Nghiên cứu sơ bộ định lượng: Được thực hiện thông qua cuộc phỏng vấn thử 30 khách hàng mục đích để kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi và thông tin thu về. 3.1.3.2. Nghiên cứu chính thức: Được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp các khách hàng đã và đang vay vốn tại Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh TPHCM, nhân viên làm việc tại chi nhánh và khách hàng, những người liên quan trả lời qua thư điện tử. 3.2. Xác định mẫu nghiên cứu: Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, phi xác suất ( hay phi ngẫu nhiên). “ Lý do quan trọng khiến ng ời ta sử dụng ph ơng ph p chọn mẫu phi xác suất là tính tiết kiệm về chi phí và thời gian” (theo Cooper và Schindler, 1998). Việc xác định cỡ mẫu là bao nhiêu vẫn còn gây tranh cãi với nhiều quan điểm khác nhau. MacCallum và đồng ác giả đã tóm tắt quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó về con số tuyệt đối mẫu tối thiểu cần cho phân tích nhân tố. Trong đó, Gorsuch (1983) và Kline ( 1979) đề nghị con số thích hợp là 100, còn Guilford ( 1954) cho rằng con số đó phải là 200. Comrey và Lee (1992) thì không đưa ra con số cố định mà đưa ra những con số khác nhau với những nhận định tương ứng: 100= tệ, 200= khá, 300= tốt, 500= rất tốt, 1000 hoặc hơn= tuyệt vời. Một số nhà nghiên cứu thì không đưa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết kế trong nghiên cứu mà chỉ đưa ra tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và tham số cần ước lượng. Đối với phân tích nhân tố, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa ra trong phân tích nhân tố. Theo Gorsuch (trích bởi MacCallum và đồng tác giả, 1999) thì số lượng mẫu cần gấp 5 lần so với số lượng biến là thích hợp. Cùng cùng hướng suy 26
- nghĩ đó, “ Cỡ mẫu ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần s biến trong phân tích nhân t ” (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008); “ Để có thể phân tích nhân t khám phá cần thu thập dữ liệu với kích th ớc mẫu ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát” (Hair & ctg, 1998). Nghiên cứu có 27 biến quan sát, vậy cần ít nhất là 135 mẫu. Tuy nhiên, để đạt được mức độ tin cậy cao trong nghiên cứu, cỡ mẫu trong nghiên cứu được chọn là 150 mẫu Phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính bội * Phương pháp phân tích dữ liệu: Phần mềm SPSS 16 được sử dụng để xử lý và phân tích số liệu. Các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu là: - Lập bảng tần số để mô tả mẫu thu thập theo các thuộc tính như giới tính, chức vụ, số năm làm việc và trình độ học vấn - Cronbach alpha: phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach alpha. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach alpha từ 0,6 trở lên có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). - Phân tích nhân tố khám phá EFA: Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy. Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau. Khi phân tích nhân tố khám phá cần chú ý một số điều kiện sau: - + Trị số KMO > 0,5 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett’s 1 được giữ lại mô hình 27
- (Gerbing & 34 Anderson, 1988). Đại lượng Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi các nhân tố. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích > 0,5 (Gerbing & Anderson, 1988). Các biến quan sát có trọng số factor loading < 0,5 sẽ bị loại (Hair và cộng sự, 2006). - Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính bội: Sau khi rút trích được các nhân tố từ phân tích nhân tố khám phá EFA, tiến hành dò tìm các vi phạm giả định cần thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính bội như kiểm tra phần dư chuẩn hoá, dò tìm hiện tượng đa cộng tuyến thông qua kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor – VIF). Điều kiện để không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình hồi quy thì các hệ số VIF <= 2. Nếu các giả định không bị vi phạm, mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng - Khi phân tích hồi quy cần xem xét các điều kiện: . Số quan sát (cỡ mẫu) phải lớn hơn hệ số hồi quy ước lượng (=1 + số biến độc lập). với cỡ nghiên cứu lớn hơn nên hiển nhiên điều kiện này của nghiên cứu thỏa mãn. . Tất cả các giá trị quan sát của một biến không được giống nhau, phải có ít nhất một giá trị khác biệt. kiểm tra dữ liệu nghiên cứu cho kết quả phù hợp với điều kiện. . Các giá trị quan sát được cho và không ngẫu nhiên. Vì dữ liệu thu thập theo đánh giá và cảm nhận từ khách hàng sử dụng thẻ, nên dữ liệu nghiên cứu là được cho và không phải là được chọn ngẫu nhiên. Nên, hoàn toàn phù hợp. . Đa cộng tuyến (Multicplinearity): là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau và cung cấp cho mô hình những thông tin rất giống nhau và khó tách ảnh hưởng của từng biến một. Đa cộng tuyến khiến cho việc diễn dịch kết quả có thể sai lầm vì nó làm đổi dấu kì vọng của các hệ số đi theo các biến độc lập. vì vây, chúng ta phải kiểm tra độ tương quan giữa các biến này để đảm bảo không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. - Sau khi chạy mô hình hồi quy cần quan tâm đến những thông số: . Hệ số hiệu chỉnh: phản ánh mức độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến. hệ số này có thể thay đổi từ 0 đến 1. Vì sẽ tăng khi đưa thêm biến độc lập nên dùng hiệu chỉnh sẽ an toàn hơn khi đánh giá độ phù hợp của mô hình. 28
- hiệu chỉnh càng lớn thể hiện độ phù hợp của mô hình càng cao. Tuy nhiên, sự phù hợp này chỉ đúng với dữ liệu mẫu. Để kiểm định xem có thể suy diễn mô hình cho tổng thể thực hay không ta phải kiểm định độ phù hợp của mô hình thông qua kiểm định F. . Hệ số ý nghĩa (sig) trong kiểm định F (kiểm định ANOVA): Kiểm định F để kiểm tra tính phù hợp của mô hình với tập dữ liệu gốc. Nếu mức ý nghĩa của kiểm định = 0.05 để đảm bảo không xảy ra đa cộng tuyến. 3.3. Thiết kế mô hình: 3.3.1. Mô hình và một số giả thuyết đặt ra cho mô hình nghiên cứu ban đầu: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh TPHCM được nghiên cứu trong đề tài gồm những yếu tố xuất phát từ Ngân hàng, từ khách hàng và từ môi trường bên ngoài, bao gồm 7 yếu tố: Chính sách tín dụng, Phương pháp trả nợ, Chuyên viên tín dụng, Cơ sở vật chất, Khách hàng, Sản phẩm cho vay và Nguyên nhân khác 29
- Chính sách tín dụng ( +) Phương thức trả nợ ( +) Chuyên viên tín dụng ( +) Hoạt động cho vay ngắn hạn Cơ sở vật chất ( +) Khách hàng ( +) Sản phẩm cho vay ( +) Nguyên nhân khác ( - ) Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu ban đầu Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại OCB – Chi nhánh TP.HCM, tác giả đặt ra giả thuyết cho mô hình nghiên cứu: - Phương thức trả nợ: được đánh giá là càng linh hoạt thì hoạt động cho vay càng tốt và ngược lại. Hay nói cách khác là phương thức trả nợ và hoạt động cho vay có quan hệ cùng chiều. - Sản phẩm cho vay: được đánh giá càng cao thì hoạt động cho vay càng tốt và ngược lại. Hay nói cách khác sản phẩm cho vay và hoạt động cho vay có quan hệ cùng chiều. - Chính sách tín dụng: được đánh giá càng cao thì hoạt động cho vay càng tốt và ngược lại. Hay nói cách khác chính sách tín dụng và hoạt động cho vay có quan hệ cùng chiều - Chuyên viên tín dụng: : được đánh giá càng cao thì hoạt động cho vay càng tốt và ngược lại. Hay nói cách khác chuyên viên tín dụng và hoạt động cho vay có quan hệ cùng chiều - Cơ sở vật chất: : được đánh giá càng cao thì hoạt động cho vay càng tốt và ngược lại. Hay nói cách khác cơ sở vật chất và hoạt động cho vay có quan hệ cùng chiều 30
- - Khách hàng: : được đánh giá càng tốt thì hoạt động cho vay càng tốt và ngược lại. Hay nói cách khác khách hàng và hoạt động cho vay có quan hệ cùng chiều - Nguyên nhân khác: được đánh giá càng cao thì hoạt động cho vay càng thấp và ngược lại. Hay nói cách khác nguyên nhân khác và hoạt động cho vay có quan hệ ngược chiều 3.3.2. Giới thiệu mô hình nghiên cứu Mô hình được thu thập thông tin thông qua việc khảo sát 172 đối tượng là khách hàng đã và đang vay vốn tại Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh TPHCM, nhân viên làm việc tại chi nhánh và khách hàng, những người liên quan trả lời qua thư điện tử, cuối cùng thu được 150 phiếu đạt yêu cầu. Sau khi thu thập thông tin, sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh TPHCM. Mô hình có dạng: HDCV= β0 + β1CSTD + β2 SPCV + β3 PTTN + β4CVTD + β5CSVC + β6KH + β7 NNK + ei Trong đó HDCV là biến phụ thuộc và các biến độc lập lần lượt là CSTD, NNK, PTTN, CVTD, KH, SPCV. Các biến được diễn giải cụ thể trong bảng sau: 31
- STT Các chỉ tiêu Tên biến Diễn giải 1 Hoạt động cho vay HDCV ( Y) Biến phụ thuộc, các biến độc lập sẽ dùng ngắn hạn để diễn giải cho biến phụ thuộc HDCV 2 Chính sách tín CSTD ( X1) Biến độc lập, bao gồm các yếu tố như: dụng thủ tục vay vốn, hạn mức cho vay, thời gian xét duyệt, giải ngân 3 Nguyên nhân khác NNK ( X2) Biến độc lập, gồm các yếu tố: thủ tục hành chính, chính sách nhà nước, yếu tố tự nhiên 4 Phương thức trả nợ PTTN ( X3) Biến độc lập, gồm các yếu tố: đặc tính linh hoạt, vay ngắn hạn và hình thức trả góp 5 Chuyên viên tín CVTD ( X4) Biến độc lập, gồm các yếu tố: đạo đức, dụng tác phong, trình độ và việc theo dõi, đôn đốc KH trả nợ 6 Cơ sở vật chất CSVC ( X5) Biến độc lập, gồm các yếu tố: mạng lưới giao dịch, cơ sở vật chất, không gian. 7 Khách hàng KH (X6) Biến độc lập, gồm các yếu tố: phương án SXKD, sử dụng vốn vay hiệu quả, lịch sử nợ quá hạn 8 Sản phẩm cho vay SPCV (X7) Biến độc lập, gồm các yếu tố: có được nâng cao không, có đáp ứng nhu cầu không, có nhiều ưu điểm vượt trội không Bảng 3.1: Diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu (Nguồn: Nghiên cứu của tác giả) 32
- 3.3.3. Xây dựng thang đo: Sau khi điều chỉnh, bổ sung 24 biến quan sát dùng đo lường 7 thành phần và 3 biến đo lường hoạt động cho vay. Các biến quan sát cụ thể được đo lường trên thang đo Likert 5 điểm thay đổi từ 1= hoàn toàn không đồng ý đến 5= hoàn toàn đồng ý. Bảng câu hỏi chi tiết được trình bày tại phần phụ lục. Thành phần Biến quan sát Mã hóa Phương thức Ngân hàng có nhiều phương thức trả PTTN1 Likert trả nợ nợ linh hoạt. 5 (PTTN) Phần lớn khách hàng doanh nghiệp PTTN2 điểm chỉ vay ngắn hạn Hình thức trả góp áp dụng hầu hết PTTN3 vào các sản phẩm cho vay Sản phẩm Sản phẩm cho vay đã được nâng cao SPCV1 Likert cho vay về chất lượng và số lượng. 5 (SPCV) Sản phẩm đáp ứng nhu cầu của mọi SPCV2 điểm đối tượng khách hàng. Sản phẩm cho vay có nhiều ưu điểm SPCV3 vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. Chính sách Thủ tục vay vốn đơn giản CSTD1 Likert tín dụng Hạn mức cho vay đáp ứng nhu cầu CSTD2 5 (CSTD) cho việc vay vốn của khách hàng. điểm Thời gian xét duyệt khoản vay CSTD3 nhanh Thời gian giải ngân hợp lý CSTD4 Ngân hàng có lãi suất đa dạng, phù CSTD5 hợp với nhu cầu vay vốn của khách khách hàng. Ngân hàng có lãi suất rất cạnh tranh CSTD6 so với mặt bằng chung. Chuyên viên Đạo đức của chuyên viên Ngân CVTD1 Likert 33
- tín dụng hàng là rất quan trọng. 5 ( CVTD) Tác phong, trình độ chuyên môn của CVTD2 điểm chuyên viên sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của Ngân hàng. Chuyên viên thường xuyên theo dõi CVTD3 và đôn đốc khách hàng trả nợ vay. Khách hàng Khách hàng bắt buộc phải có KH1 Likert ( KH) phương án sản xuất kinh doanh cụ 5 thể, mục đích sử dụng vốn vay rõ điểm ràng. Khách hàng sử dụng vốn vay hiệu KH2 quả. Khách hàng chưa từng có lịch sử nợ KH3 quá hạn tại Ngân hàng sẽ được ưu tiên. Cơ sở vật Mạng lưới giao dịch rộng CSVC1 Likert chất Cơ sở vật chất khang trang, hệ CSVC2 5 (CSVC) thống hiện đại điểm Không gian giao dịch tiện nghi, CSVC3 thoải mái Nguyên nhân Thủ tục hành chính gây mất quá NNK1 Likert khác nhiều thời gian. 5 (NNK) Chính sách nhà nước ảnh hưởng đến NNK2 điểm khả năng trả nợ của khách hàng Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến khả NNK3 năng trả nợ của khách hàng Hoạt động Khách hàng vẫn duy trì giao dịch HDCV1 Likert cho vay tại lâu dài với Ngân hàng 5 Ngân hàng Khách hàng hài lòng về hoạt động HDCV2 điểm (HDCV) cho vay tại Ngân hàng 34
- Khách hàng sẽ giới thiệu cho những HDCV3 người khác đến vay vốn tại Ngân hàng 35
- TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Dựa vào cơ sở lý thuyết ở chương 2, ở chương 3 tác giả đã trình bày phương pháp tiến hành nghiên cứu cụ thể về phương pháp nghiên cứu, thiết lập mô hình, xác định lượng mẫu, xây dựng thang đo rồi tiến hành khảo sát, cung cấp cái nhìn tổng quan về vấn đề thảo luận. Những kết quả thu được sẽ trình bày ở chương 4 “ Kết quả nghiên cứu” 36
- CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu: Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh TPHCM, tác giả đã tiến hành khảo sát qua phát phiếu khảo sát thực tế cũng như qua thư điện tử với những đối tượng mục tiêu, nhằm đánh giá khách quan, chính xác về các nhân tố ảnh hưởng. Số phiếu đạt yêu cầu là 150/ 172 phiếu thu lại được sau khảo sát ( đạt 87.2%) Tiêu chí Tần số Tỷ lệ Giới tính Nam 50 33.3% Nữ 100 66.7% Chức vụ Giám đốc/ Phó Giám 19 12.7% đốc/ Quản lý Nhân viên văn phòng 38 25.3% Nhân viên kinh doanh 50 33.3% Khác 43 28.7% Thời gian làm 5 năm 19 12.7% Trình độ học Trung cấp 2 1.3% vấn Cao đẳng 10 6.7% Đại học 127 84.7% Cao học 11 7.3% Bảng 4.1: Thống kê thông tin đặc điểm của mẫu nghiên cứu (Nguồn: Dữ liệu tổng hợp từ phần mềm SPSS) 37
- 4.1.1. Giới tính 33.30% Nam Nữ 66.70% Biểu đồ 4.1: Giới tính mẫu nghiên cứu Về giới tính mẫu quan sát có 33.3% là nam, 66.7% là nữ 4.1.2. Chức vụ 12.70% Giám đốc/ Phó Giám đốc/ Quản lý 28.70% Nhân viên văn phòng 25.30% Nhân viên kinh doanh Khác 33.30% Biểu đồ 4.2: Chức vụ mẫu nghiên cứu Trong số mẫu thu thập, chiếm tỷ trọng lớn nhất là nhân viên kinh doanh ( 33.30%), lực lượng chủ chốt của doanh nghiệp nói chung, của ngân hàng nói riêng. Những người giữ chức vụ cao ( Giám đốc/ Phó giám đốc/ Quản lý) chỉ chiếm 12.70%, vai trò định hướng quản lý. Nhân viên văn phòng chiếm tỷ lệ 25.30% và những người giữ chức vụ khác chiếm 28.70% 4.1.3. Thời gian làm việc Biểu đồ cho thấy sự khác biệt rõ ràng về thâm niên làm việc của nguồn nhân lực. Chiếm số lượng đông nhất là những người làm việc dưới 1 năm ( 39.30%), tiếp đến là những người làm việc từ 1-3 năm. Số lượng người có thâm niên 3-5 năm giảm gần như một nửa ( 17.03%), cuối cùng là thâm niên làm việc >5 năm (12.7%) 38
- 12.70% 5 năm 30.70% Biểu đồ 4.3: Thời gian làm việc của mẫu nghiên cứu 4.1.4. Trình độ học vấn 7.30% 1.30% 6.70% Trung cấp Cao đẳng Đại học Cao học 84.70% Biểu đồ 4.4: Trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu Trình độ của mẫu nghiên cứu chiếm tỷ trọng lớn nhất là “ Đại học” (84.70% - 127/ 150 người), tỷ trọng bé nhất là trình độ “ Trung cấp” (1.30%). Điều này cho thấy chất lượng về trình độ của số mẫu nghiên cứu là phù hợp 4.2. Kiểm tra độ tin cậy thang đo: Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời. Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu vì nếu không chúng ta không thể biết được chính xác độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến. 39
- Nguyên tắc kết luận: Hệ số Cronbach Alpha: Theo nhiều nhà nghiên cứu thì khi: Cronbach Alpha 1: Thang đo lường tốt Cronbach Alpha 0.8: Thang đo có thể sử dụng được. Cronbach Alpha 0.7: Có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Hệ số tương quan biến tổng (item-total correclation): Hệ số tương quan biển tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally & Burnstein (1994), các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo. 4.2.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo biến độc lập: Đề tài nghiên cứu sử dụng gồm 7 thành phần chính để đánh giá các hoạt động ảnh hưởng đến vấn đề cho vay ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng. Đồng thời kết hợp với “Phụ lục: Kết quả khảo sát theo thang đo Likert” để làm rõ mức độ phù hợp của biến quan sát 4.2.1.1. Về phương thức trả nợ Cronbach’s Alpha = 0.820 Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến PTTN1 0.681 0.747 PTTN2 0.673 0.755 PTTN3 0.670 0.757 (Nguồn: S liệu ch y trên phần mềm SPSS) 40
- Ở nhân tố đầu tiên ta đặt 3 biến nghiên cứu: Ngân hàng có nhiều phương thức trả nợ linh hoạt. (PTTN1), Phần lớn khách hàng doanh nghiệp chỉ vay ngắn hạn (PTTN2), Hình thức trả góp áp dụng hầu hết vào các sản phẩm cho vay (PTTN3). Hệ số tương quan biến tổng của PTTN1 là phù hợp nhất. Kết quả khảo sát cũng thu được nhiều ý kiến đồng ý nhất (62/150 phiếu) Ta thấy Cronbach’s Alpha của thành phần “ Phương thức trả nợ” là 0.820 > 0.6, nên đã đảm bảo các biến có tương quan về ý nghĩa. Các biến PTTN1, PTTN2, PTTN3 đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 nên được chấp nhận, thỏa điều kiện để tiếp tục phân tích nhân tố 4.2.1.2. Về sản phẩm cho vay Cronbach’s Alpha = 0.743 Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến SPCV1 0.498 0.738 SPCV2 0.617 0.606 SPCV3 0.598 0.623 (Nguồn: S liệu ch y trên phần mềm SPSS) Ở nhân tố thứ 2 ta đặt 3 biến nghiên cứu: Sản phẩm cho vay đã được nâng cao về chất lượng và số lượng (SPCV1), Sản phẩm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng (SPCV2), Sản phẩm cho vay có nhiều ưu điểm vượt trội so với đối thủ cạnh tranh (SPCV3). Hệ số tương quan biến tổng của SPCV2 là phù hợp nhất. Kết quả khảo sát thu được nhiều ý kiến đồng ý (76/150 phiếu) Ta thấy Cronbach’s Alpha của thành phần “ Sản phẩm cho vay” là 0.743 > 0.6, nên đã đảm bảo các biến có tương quan về ý nghĩa. Các biến SPCV1, SPCV2, SPCV3 đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 nên được chấp nhận, thỏa điều kiện để tiếp tục phân tích nhân tố 4.2.1.3. Về chính sách tín dụng 41
- Cronbach’s Alpha=0.676 Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến CSTD1 0.583 0.589 CSTD2 0.434 0.631 CSTD3 0.560 0.581 CSTD4 0.561 0.605 CSTD5 0.203 0.778 CSTD6 0.410 0.634 (Nguồn: S liệu ch y trên phần mềm SPSS) Ở nhân tố thứ 3 ta đặt 6 biến nghiên cứu: Thủ tục vay vốn đơn giản (CSTD1), Hạn mức cho vay đáp ứng nhu cầu cho việc vay vốn của khách hàng.(CSTD2), Thời gian xét duyệt khoản vay nhanh (CSTD3), Thời gian giải ngân hợp lý (CSTD4), Ngân hàng có lãi suất đa dạng, phù hợp với nhu cầu vay vốn của khách khách hàng (CSTD5), Ngân hàng có lãi suất rất cạnh tranh so với mặt bằng chung (CSTD6). Hệ số tương quan biến tổng của CSTD1 là phù hợp nhất. Kết quả khảo sát thu được nhiều ý kiến đồng ý (87/150 phiếu) Ta thấy Cronbach’s Alpha của thành phần “ Chính sách tín dụng” là 0.676 > 0.6, nên đã đảm bảo các biến có tương quan về ý nghĩa. Tuy nhiên,chỉ có các biến CSTD1,CSTD2,CSTD3,CSTD4,CSTD6 là có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 nên được chấp nhận, thỏa điều kiện để tiếp tục phân tích nhân tố. Còn 1 biến quan sát CSTD5 có hệ số tương quan là 0.203 < 0.3 nên ta tiến hành loại biến này khỏi mô hình và chạy lại dữ liệu, ta có kết quả như sau: Cronbach’s Alpha=0.788 42
- Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến CSTD1 0.590 0.725 CSTD2 0.558 0.736 CSTD3 0.564 0.744 CSTD4 0.630 0.719 CSTD6 0.478 0.765 (Nguồn: S liệu ch y trên phần mềm SPSS) Bảng trên là dữ liệu biến quan sát đầy đủ điều kiện để tiến hành phân tích ở bước tiếp theo. Có thể nhận thấy, sau khi loại nhân tố CSTD5 thì hệ số tương quan của các biến đã tăng lên, trở nên càng phù hợp hơn vơi nhân tố đang nghiên cứu 4.2.1.4. Về chuyên viên tín dụng Cronbach’s Alpha=0.806 Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến CVTD1 0.677 0.710 CVTD2 0.677 0.711 CVTD3 0.608 0.781 (Nguồn: S liệu ch y trên phần mềm SPSS) Ở nhân tố thứ 4 ta đặt 3 biến nghiên cứu: Đạo đức của chuyên viên Ngân hàng là rất quan trọng (CVTD1), Tác phong, trình độ chuyên môn của chuyên viên sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của Ngân hàng (CVTD2), Chuyên viên thường xuyên theo dõi và đôn đốc khách hàng trả nợ vay (CVTD3). Hệ số tương quan biến tổng của CVTD1 và CVTD2 là phù hợp ngang nhau. Kết quả khảo sát thu được nhiều ý kiến trung lập ( tỉ lệ CVTD1: 53/150 phiếu, CVTD2: 64/150 phiếu) Ta thấy Cronbach’s Alpha của thành phần “ Chuyên viên tín dụng” là 0.806 > 0.6, nên đã đảm bảo các biến có tương quan về ý nghĩa. Các biến CVTD1, CVTD2, 43
- CVTD3 đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 nên được chấp nhận, thỏa điều kiện để tiếp tục phân tích nhân tố 4.2.1.5. Về khách hàng Cronbach’s Alpha=0.695 Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến KH1 0.469 0.659 KH2 0.546 0.563 KH3 0.521 0.589 (Nguồn: S liệu ch y trên phần mềm SPSS) Ở nhân tố thứ 5 ta đặt 3 biến nghiên cứu: Khách hàng bắt buộc phải có phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, mục đích sử dụng vốn vay rõ ràng (KH1), Khách hàng sử dụng vốn vay hiệu quả (KH2), Khách hàng chưa từng có lịch sử nợ quá hạn tại Ngân hàng sẽ được ưu tiên (KH3). Hệ số tương quan biến tổng của KH2 là phù hợp nhất. Kết quả khảo sát thu được nhiều ý kiến đồng ý (80/150 phiếu) Ta thấy Cronbach’s Alpha của thành phần “ Sản phẩm cho vay” là 0.743 > 0.6, nên đã đảm bảo các biến có tương quan về ý nghĩa. Các biến KH1, KH2, KH3 đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 nên được chấp nhận, thỏa điều kiện để tiếp tục phân tích nhân tố 4.2.1.6. Về cơ sở vật chất Cronbach’s Alpha=0.790 Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến CSVC1 0.603 0.750 CSVC2 0.684 0.655 CSVC3 0.615 0.735 (Nguồn: S liệu ch y trên phần mềm SPSS) 44
- Ở nhân tố thứ 6 ta đặt 3 biến nghiên cứu: Mạng lưới giao dịch rộng (CSVC1), Cơ sở vật chất khang trang, hệ thống hiện đại (CSVC2), Không gian giao dịch tiện nghi, thoải mái (CSVC3). Hệ số tương quan biến tổng của CSVC2 là phù hợp nhất. Kết quả khảo sát thu được nhiều ý kiến đồng ý (55/150 phiếu) Ta thấy Cronbach’s Alpha của thành phần “ Cơ sở vật chất” là 0.790 > 0.6, nên đã đảm bảo các biến có tương quan về ý nghĩa. Các biến CSVC1, CSVC2, CSVC3 đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 nên được chấp nhận, thỏa điều kiện để tiếp tục phân tích nhân tố 4.2.1.7. Về nguyên nhân khác Cronbach’s Alpha=0.859 Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến NNK1 0.740 0.797 NNK2 0.782 0.756 NNK3 0.684 0.848 (Nguồn: S liệu ch y trên phần mềm SPSS) Ở nhân tố thứ 7 ta đặt 3 biến nghiên cứu: Thủ tục hành chính gây mất quá nhiều thời gian (NNK1), Chính sách nhà nước ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng (NNK2), Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng (NNK3). Hệ số tương quan biến tổng của NNK2 là phù hợp nhất. Kết quả khảo sát thu được nhiều ý kiến đồng ý (63/150 phiếu) Ta thấy Cronbach’s Alpha của thành phần “ Nguyên nhân khác” là 0.859 > 0.6, nên đã đảm bảo các biến có tương quan về ý nghĩa. Các biến NNK1, NNK2, NNK3 đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 nên được chấp nhận, thỏa điều kiện để tiếp tục phân tích nhân tố 45
- 4.2.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc: Đề tài nghiên cứu sử dụng thang đo biến phụ thuộc để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng, gồm 3 biến quan sát: Khách hàng vẫn duy trì giao dịch lâu dài với Ngân hàng (HDCV1), Khách hàng hài lòng về hoạt động cho vay tại Ngân hàng (HDCV2), Khách hàng sẽ giới thiệu cho những người khác đến vay vốn tại Ngân hàng (HDCV3) . Kết quả kiểm định thang đo của biến phụ thuộc được thể hiện dưới bảng sau Cronbach’s Alpha=0.741 Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến HDCV1 0.579 0.642 HDCV2 0.562 0.663 HDCV3 0.565 0.664 (Nguồn: S liệu ch y trên phần mềm SPSS) Hệ số tương quan biến tổng của HDCV1 là phù hợp nhất. Kết quả khảo sát thu được nhiều ý kiến đồng ý (111/150 phiếu) Bảng số liệu trên cho kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha đối với biến phụ thuộc cho hệ số Cronbach’s Alpha = 0.741 > 0.6, tất cả các biến tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Vì vậy, có thể kết luận thang đo sử dụng trong nghiên cứu là phù hợp và đáng tin cậy, đảm bảo trong việc đưa vào kiểm định, phân tích tiếp theo 46
- 4.3. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) Sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo, nghiên cứu tiếp tục kiểm định giá trị thang đo bằng phân tích EFA 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập Thực hiện EFA lần 1 cho 23 biến quan sát, kết quả phân tích cho thấy hệ số KMO=0.742 > 0.5 (phân tích các nhân tố là thích hợp với dữ liệu) Sig= 0.000 1) chứng tỏ có mối tương quan giữa 23 biến và thích hợp sử dụng trong phân tích này. Tuy nhiên, biến CSTD6: “NH có lãi suất rất cạnh tranh so với mặt bằng chung” có hệ số tải nhân tố 50%, hệ số tải nhân tố > 0.5, giá trị Eigenvalues = 1.156, sự khác biệt về hệ số tải nhân tố giữa các yếu tố đều lớn hơn 0.3. Kết quả này cho thấy các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau. 47
- Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 6 7 CSTD3 .824 CSTD1 .814 CSTD4 .764 CSTD2 .586 NNK2 .891 NNK1 .871 NNK3 .810 PTTN1 .859 PTTN2 .837 PTTN3 .798 CVTD2 .868 CVTD1 .831 CVTD3 .777 CSVC2 .853 CSVC3 .771 CSVC1 .768 KH2 .811 KH3 .777 KH1 .654 SPCV2 .829 SPCV3 .758 SPCV1 .720 Tổng phương sai trích = 71.236% Sig = 0.000 KMO = 0.734 Initial Eigenvalues = 1.156 Bảng 4.2: Hệ số tải sau khi phân tích nhân tố biến độc lập ( Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS) 48
- Dựa vào kết quả phân tích EFA ta thấy có 22 biến đạt yêu cầu và được trích thành 7 nhân tố, hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều lớn hơn 0.5 nên các biến quan sát đều quan trọng với các nhân tố. Khác biệt về hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố đều lớn hơn 0.3 nên đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố. Bảy nhân tố được xác định có thể được mô tả như sau: - Nhân tố 1: gồm 4 biến quan sát . Thời gian xét duyệt khoản vay nhanh (CSTD3) . Thủ tục vay vốn đơn giản (CSTD1) . Thời gian giải ngân hợp lý (CSTD4) . Hạn mức cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng (CSTD2) Các yếu tố này cấu thành nhân tố “ Chính sách tín dụng”. Các biến quan sát đều có hệ sôa tải lớn hơn 0.5 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của các biến quan sát trong nhân tố này có hệ số Cronbach’s Alpha=0.788 và việc xóa bớt các biến sẽ làm giảm độ tin cậy của nhân tố. Vì thế các biến quan sát trong nhân tố đều được sử dụng - Nhân tố 2: gồm 3 biến quan sát . Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng (NNK3) . Các thủ tục hành chính gây mất quá nhiều thời gian (NNK1) . Chính sách Nhà nước ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng (NNK2) Các yếu tố này cấu thành nhân tố “ Nguyên nhân khác”. Qua kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm biến quan sát là 0.859. Vì thế mà nhân tố này đủ độ tin cậy để sử dụng trong việc phân tích. - Nhân tố 3: gồm 3 biến quan sát . Ngân hàng có nhiều phương thức trả nợ linh hoạt (PTTN1) . Phần lớn khách hàng doanh nghiệp chỉ vay ngắn hạn ( PTTN2) . Hình thức trả góp áp dụng hầu hết vào các sản phẩm cho vay ( PTTN3) 49
- Các yếu tố này cấu thành nhân tố “ Phương thức trả nợ”. Qua kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm biến quan sát là 0.820. Vì thế mà nhân tố này đủ độ tin cậy để sử dụng trong việc phân tích. - Nhân tố 4: gồm 3 biến quan sát . Tác phong, trình độ chuyên môn của chuyên viên sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của Ngân hàng ( CVTD2) . Đạo đức của chuyên viên Ngân hàng là rất quan trọng (CVTD1) . Chuyên viên thường xuyên theo dõi và đôn đốc khách hàng trả nợ vay (CVTD3) Các yếu tố này cấu thành nhân tố “ Chuyên viên tín dụng”. Qua kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm biến quan sát là 0.820. Vì thế mà nhân tố này đủ độ tin cậy để sử dụng trong việc phân tích. - Nhân tố 5: gồm 3 biến quan sát . Cơ sở vật chất khang trang, hệ thống hiện đại (CSVC2) . Không gian giao dịch tiện nghi, thoải mái (CSVC3) . Mạng lưới giao dịch rộng (CSVC1) Các yếu tố này cấu thành nhân tố “ Cơ sở vật chất”. Qua kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm biến quan sát là 0.790. Vì thế mà nhân tố này đủ độ tin cậy để sử dụng trong việc phân tích. - Nhân tố 6: gồm 3 biến quan sát . Khách hàng sử dụng vốn vay hiệu quả.( KH2) . Khách hàng chưa từng có lịch sử nợ quá hạn tại Ngân hàng sẽ được ưu tiên (KH3) . Khách hàng bắt buộc phải có phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, mục đích sử dụng vốn vay rõ ràng (KH1) Các yếu tố này cấu thành nhân tố “ Khách hàng”. Qua kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm biến quan sát là 0.695. Vì thế mà nhân tố này đủ độ tin cậy để sử dụng trong việc phân tích. 50
- - Nhân tố 7: gồm 3 biến quan sát . Sản phẩm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.( SPCV2) . Sản phẩm cho vay có nhiều ưu điểm vượt trội so với đối thủ cạnh tranh (SPCV3) . Sản phẩm cho vay đã được nâng cao về chất lượng và số lượng.( SPCV1) Các yếu tố này cấu thành nhân tố “ Sản phẩm cho vay”. Qua kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm biến quan sát là 0.743. Vì thế mà nhân tố này đủ độ tin cậy để sử dụng trong việc phân tích. 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc Tác giả đã tiến hành đánh giá hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng qua 3 biến quan sát rồi tiến hành phân tích EFA, để kiểm tra độ phù hợp của dữ liệu. Kết quả kiểm định Barlett cho chỉ số KMO là 0.689 (> 0.5), giá trị Sig 50% nên phân tích nhân tố phù hợp – gọi là “ Hoạt động cho vay”. Kết 51
- quả kiểm định độ tin cậy thang đo của nhóm biến quan sát này có Cronbach’s Alpha = 0.741 nên có thể sử dụng trong quá trình phân tích 4.4. Mô hình hồi quy bội Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá, nhóm các biến theo từng nhân tố, tác giả tiếp tục tiến hành phân tích hồi quy. Mô hình hồi quy được áp dụng là mô hình hồi quy đa biến ( mô hình hồi quy bội). Mục đích tác giả muốn đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh TPHCM. Trong mô hình phân tích hồi quy, biến phụ thuộc là biến “ Hoạt động cho vay”, các biến độc lập là các nhân tố được rút trích ra từ các biến quan sát bằng phương pháp trung bình. Dạng tổng quát của mô hình: Y= β0 + β1X1 + β2X2 + β3 X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + ei Trong đó: - Y - HDCV: Giá trị biến phụ thuộc là “ Hoạt động cho vay” - X1 - CSTD: Giá trị biến độc lập thứ nhất là “ Chính sách tín dụng” - X2 - NNK: Giá trị biến độc lập thứ hai là “ Nguyên nhân khác” - X3 - PTTN: Giá trị biến độc lập thứ ba là “ Phương thức trả nợ” - X4 - CVTD: Giá trị biến độc lập thứ tư là “ Chuyên viên tín dụng” - X5 - CSVC: Giá trị biến độc lập thứ năm là “ Cơ sở vật chất” - X6 - XKH: Giá trị biến độc lập thứ sáu là “Khách hàng” - X7 - SPCV: Giá trị biến độc lập thứ bảy là “ Sản phẩm cho vay” - ei: là ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nhưng không được đua vào mô hình nghiên cứu Các giả thuyết đặt ra: - H0: Các nhân tố chính không có mối tương quan đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại chi nhánh TPHCM - H2: Nhân tố “ Chính sách tín dụng” có tương quan đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại chi nhánh TPHCM 52
- - H3: Nhân tố “ Nguyên nhân khác” có tương quan đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại chi nhánh TPHCM - H4: Nhân tố “ Phương thức trả nợ” có tương quan đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại chi nhánh TPHCM - H5: Nhân tố “ Chuyên viên tín dụng” có tương quan đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại chi nhánh TPHCM - H6: Nhân tố “ Cơ sở vật chất” có tương quan đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại chi nhánh TPHCM - H7: Nhân tố “ Sản phẩm cho vay” có tương quan đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại chi nhánh TPHCM 4.4.1. Kiểm định giá trị độ phù hợp Xét ma trận tương quan giữa các biến Trước khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội, ta cần xem xét mối tương quan tuyến tính giữa các biến. Bảng ma trận hệ số tương quan cho thấy mối tương quan giữa biến “ Hoạt động cho vay” (biến phụ thuộc) với các biến độc lập, cũng như tương quan giữa những biến độc lập với nhau. Hệ số tương quan giữa các biến phụ thuộc và các biến khác giao động từ 0.289 đến 0.560 (< 0.6, hệ số r ), và Sig của các biến độc lâp theo phương pháp đơn biến < 0.05 nên đạt yêu cầu . Điều đó cho thấy các biến độc lập có thể đưa vào để giải thích cho biến phụ thuộc. 53
- Correlations PTTN_X CVTD_ CSVC_X HDCV_Y CSTD_X1 NNK_X2 3 X4 5 KH_X6 SPCV_X7 Tương quan Pear 1 .289 .252 .459 .348 .424 .390 .560 son Sig. (2- .000 .002 .000 .000 .000 .000 .000 taile d) N 150 150 150 150 150 150 150 150 . Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). Bảng 4.4: Kết quả phân tích tương quan Pearson (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên phần mềm SPSS) Phân tích hồi quy bội Để xác định, đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh TPHCM, tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội giữa 7 nhân tố ảnh hưởng thu được từ kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA bao gồm: Phương thức trả nợ, Chính sách tín dụng, Sản phẩm cho vay, Chuyên viên tín dụng, Khách hàng, Cơ sở vật chất, Nguyên nhân khác, với biến phụ thuộc là hoạt động cho vay ngắn hạn. Mô hình R R2 R2 hiệu Sai số Durbin- chỉnh chuẩn của Watson dự báo 1 0.749 0.562 0.540 0.32335 1.920 Bảng 4.5: Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng hoạt động cho vay ngắn hạn ( Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS) Sau khi chạy hồi quy tuyến tính bội, ta có hệ số R2 hiệu chỉnh ( Adjusted R Square)= 0.540. Điều này có nghĩa là 7 nhân tố đưa vào mô hình giải thích được 54% 54
- sự biến thiên của biến phụ thuộc. Như vậy, mô hình có giá trị giải thích ở mức khá cao Kiểm định tự tương quan Kết quả chạy mô hình cho giá trị Durbin – Watson là 1.920 (vẫn nằm trong khoảng 1.6 – 2.6) nên mô hình không bị tự tương quan Kiểm định giá trị F Giả thuyết H0 đặt ra đó là: β1 = β2 = β3 = β4 = β5 =β6 = β7 =0. ANOVAa Mức ý Tổng bình Sai số chuẩn nghĩa Mô hình phương df ước lượng F (Sig) 1 Hồi quy 19.017 7 2.717 25.983 .000b Phần dư 14.847 142 .105 Tổng cộng 33.864 149 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định F ( Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS) Bước tiếp theo trong phân tích hồi quy đó là thực hiện kiểm định F về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, xem biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ biến độc lập hay không. Ngoài ra, hệ số tương quan cho thấy rằng, kết quả kiểm định tất cả các nhân tố đều cho kết quả Sig. < 0.05; điều này chứng tỏ rằng có đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0 đối với các nhân tố này, hay các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7 được chấp nhận ở mức ý nghĩa là 95%. 55
- Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến Đo lường đa cộng tuyến Mô hình Hệ số phóng đại phương sai Độ chấp nhận (VIF) (Hằng số) CSTD_X1 .893 1.120 NNK_X2 .817 1.225 PTTN_X3 .833 1.201 CVTD_X4 .834 1.199 CSVC_X5 .776 1.289 KH_X6 .874 1.144 SPCV_X7 .739 1.353 Bảng 4.7: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ( Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS) Với độ chấp nhận (Tolerance) lớn và hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor - VIF) của các biến nhỏ, mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến. hồi quy vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến khi có giá trị VIF lớn hơn hay bằng 10. Cho thấy các biến độc lập này không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không có hiện tượng đa cộng tuyến. Do đó, mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải thích của mô hình hồi quy. 56
- 4.4.2. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội Hệ số hồi quy chưa Hệ số hồi quy chuẩn hoá chuẩn hoá Mô hình T Sig, Std, B Error Beta Hằng số .292 .321 .910 .364 CSTD_X1 .256 .062 .242 4.110 .000 NNK_X2 -.001 .030 -.002 -.029 .977 PTTN_X3 .132 .036 .224 3.676 .000 CVTD_X4 .074 .030 .151 2.479 .014 CSVC_X5 .071 .035 .129 2.037 .043 KH_X6 .129 .048 .160 2.686 .008 SPCV_X7 .283 .393 6.080 .000 Bảng 4.8: Kết quả phân tích hồi quy đa biến (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS) (Với mức ý nghĩa α =0.05) Qua bảng trên, có thể nhận thấy nhân tố “Nguyên nhân khác” có giá trị Sig là 0.977 ( >0.05). Nghĩa là nhân tố này không ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh TPHCM. Từ đó, ta có phương trình mô tả sự biến động của các nhân tố tác động đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh TPHCM như sau: HDCV = 0.292 + 0.256CSTD +0.132PTTN + 0.074CVTD + 0.071CSVC + 0.129KH + 0.283SPCV Phương trình trên cho thấy: β1= 0.256 có nghĩa là khi “CSTD” thay đổi 1 đơn vị trong khi các nhân tố khác không đổi thì hoạt động cho vay của ngân hàng cũng thay đổi cùng chiều 0.256 đơn vị. Chính 57
- sách tín dụng chỉ xếp vị trí thứ hai ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng, nên ngân hàng cần chú ý phát triển nhân tố này để đạt hiệu quả cao β2= 0.132 có nghĩa là khi “PTTN” thay đổi 1 đơn vị trong khi các nhân tố khác không đổi thì hoạt động cho vay của ngân hàng cũng thay đổi cùng chiều 0.132 đơn vị. Sau chính sách tín dụng thì phương thức trả nợ sẽ là yếu tố thu hút, giữ chân khách hàng, ảnh hưởng 13.2% β3= 0.074 có nghĩa là khi “CVTD” thay đổi 1 đơn vị trong khi các nhân tố khác không đổi thì hoạt động cho vay của ngân hàng cũng thay đổi cùng chiều 0.074 đơn vị. β4= 0.071 có nghĩa là khi “CSVC” thay đổi 1 đơn vị trong khi các nhân tố khác không đổi thì hoạt động cho vay của ngân hàng cũng thay đổi cùng chiều 0.071 đơn vị, ảnh hưởng 7.1% đến hoạt động cho vay của ngân hàng β5= 0.129 có nghĩa là khi “KH” thay đổi 1 đơn vị trong khi các nhân tố khác không đổi thì hoạt động cho vay của ngân hàng cũng thay đổi cùng chiều 0.129 đơn vị β6= 0.283 có nghĩa là khi “SPCV” thay đổi 1 đơn vị trong khi các nhân tố khác không đổi thì hoạt động cho vay của ngân hàng cũng thay đổi cùng chiều 0.283 đơn vị. Đồng thời, đây cũng chính là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế vì nếu muốn thu hút khách hàng, cạnh tranh với những ngân hàng khác thì sản phẩm ngân hàng đưa ra phải đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu. Ngoài ra, các nhân tố khác như “ Chính sách tín dụng”, “ Phương thức trả nợ”, “ Khách hàng” cũng có tác động khá mạnh đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó, mô hình cũng bác bỏ nhân tố “Nguyên nhân khác” sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động cho vay. 58
- TÓM TẮT CHƯƠNG 4 Tất cả những câu hỏi từ chương 1 đều được giải thích bằng con số cụ thể. Tác giả đã dùng các thang đo để kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá ( EFA), cuối cùng chạy mô hình hồi quy bội và ra được kết quả “ Sản phẩm cho vay” là nhân tố tác động nhiều nhất đến hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh TPHCM. Đó cũng là điều dễ hiểu, NH muốn thu hút KH vay vốn, trước hết sản phẩm của họ phải đáp ứng nhu cầu của KH. Chương 5 sẽ là phần kết luận và nêu lên một số giải pháp giúp NH nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn nói riêng hay hoạt động cho vay toàn NH nói chung. 59
- CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH TP.HCM 5.1. Kết luận: Đề tài nghiên cứu về “ Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh TPHCM” đã làm rõ được câu hỏi nghiên cứu đặt ra ở chương 1. Các nhân tố ảnh hưởng trong thời điểm nghiên cứu khảo sát gồm: Sản phẩm cho vay, Chính sách tín dụng, Phương thức trả nợ, Khách hàng, Chuyên viên tín dụng, Cơ sở vật chất. Những nhân tố này xuất phát từ hai phía: một bên cấp tín dụng, một bên nhận cấp tín dụng. Đứng về phía nhận cấp tín dụng – khách hàng, điều quan trọng nhất để thiết lập mối quan hệ tín dụng là sản phẩm cho vay đa dạng, chính sách tín dụng linh hoạt, phương thức trả nợ hợp lý rồi mới đến chuyên viên tín dụng và cơ sở vật chất nơi giao dịch. Ngân hàng nên có những quan tâm nhân tố nào quan trọng nhất phát triển trước nhằm thu hút khách hàng, gia tăng nguồn vốn, định vị thương hiệu trên thị trường kinh tế. 5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Phương Đông- Chi nhánh TP.HCM Với một số khó khăn và tồn tại từ kết quả phân tích nêu trên, muốn hoàn thành mục tiêu đã đề ra và phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường đa dạng, phức tạp và cạnh tranh gay gắt, chi nhánh cần có những biện pháp phòng ngừa rủi ro, nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô hoạt động cho vay. Vì vậy, nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay ngắn hạn nói riêng tại chi nhánh TP.HCM trong thời gian tới, tôi xin đưa ra một số giải pháp có thể góp phần hoàn thiện hoạt động này tại chi nhánh. 5.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng: Trong hoạt động tín dụng thì lãi suất cho vay là một trong những vấn đề quan trọng. Với mức lãi suất phù hợp và mang tính cạnh tranh cao sẽ thu hút nhiều khách hàng đến với hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Vì vậy, chi nhánh cần áp dụng mức 60
- lãi suất cho vay hợp lý, linh hoạt theo từng đối tượng khách hàng nhằm “giữ chân” khách cũ và mở rộng khách hàng mới. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần xây dựng một thủ tục cho vay cũng như thời gian giải ngân khoa học, phù hợp: cắt giảm những thủ tục rườm rà, không cần thiết; chuyên viên tận tình hướng dẫn khách hàng, luôn tạo sự thân thiện, thoải mái Ngân hàng cần xác định hạn mức cho vay đối với từng khoản vay, từng ngành nghề kinh tế cũng như thời điểm trả nợ phải phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, nguồn thu của khách hàng. 5.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Đội ngũ chuyên viên có vai trò quyết định đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng. Chuyên viên cần phải có năng lực kiểm soát tốt các khoản vay, giỏi về nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp, am hiểu về kinh tế thị trường Để đạt được những chỉ tiêu trên, chi nhánh cần: - Thường xuyên tổ chức đào tạo huấn luyện, nâng cao tay nghề chuyên môn, giúp chuyên viên nắm bắt kịp thời những thay đổi trong chính sách tín dụng, những văn bản quyết định ban hành nhằm hạn chế tối đa những sai phạm có thể xảy ra. Ngoài ra chuyên viên còn phải tự trang bị thêm kiến thức về các lĩnh vực, các ngành nghề khác nhau để phục vụ tốt hơn cho phần công tác của mình - Sắp xếp chuyên viên vào đúng vị trí chuyên môn và sở trường của họ, để họ có thể phát huy hết khả năng của mình - Tạo điều kiện cho chuyên viên nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học để ứng dụng công nghệ hiện đại vào việc quản lý các khoản vay, rút ngắn thời gian hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng. - Có chính sách khen thưởng, khích lệ những chuyên viên làm việc xuất sắc, đạt thành tích tốt trong công việc. Bên cạnh đó cũng phải có những hình thức xử phạt hợp lý với sai sót do sự thiếu trách nhiệm của chuyên viên tín dụng do làm ảnh hưởng kết quả cho vay và uy tín của chi nhánh. 61
- 5.2.3. Nâng cao hiệu quả quy trình thẩm định: Ngân hàng cần xây dựng một quy trình cho vay hợp lý nhằm giảm bớt thời gian thẩm định nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả công tác thẩm định trước khi cho vay. Thẩm định là khâu quan trọng giúp Ngân hàng đưa ra quyết định đầu tư một cách chính xác, từ đó nâng cao chất lượng các khoản vay, hạn chế phát sinh nợ quá hạn. Tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế trên từng địa bàn, từng đối tượng khách hàng, từng dự án, phương án cụ thể chuyên viên tín dụng sẽ phải xem xét linh hoạt theo các quy định trong quy trình thẩm định, tránh thẩm định tùy tiện, sơ sài. 5.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu hồi nợ: Quy trình quản lý thu hồi nợ hiệu quả khi giúp Ngân hàng chủ động trong việc theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn và lường trước mọi biến động từ phía khách hàng, qua đó có các biện pháp xử lý kịp thời, tránh những rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời, công tác thu hồi nợ phải gắn liền với công tác đối chiếu, kiểm tra, kiểm soát. Chuyên viên tín dụng cần thường xuyên đôn đốc khách hàng thanh toán nợ vay đúng hạn. Do phần lớn khách hàng không chú ý theo dõi kỳ hạn trả nợ của mình, trả nợ không đúng hạn, làm giảm hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng. 5.2.5. Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng: Ngân hàng cần thường xuyên lên kế hoạch đánh giá cải tiến các sản phẩm hiện có, không ngừng nghiên cứu, so sánh, phân tích sản phẩm với những ngân hàng khác nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm mới, cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Có thể phối hợp với các công ty, trung tâm thương mại cùng đưa ra các gói sản phẩm thu hút. 5.2.6. Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng: Công nghệ Ngân hàng được nâng cao không chỉ giúp chuyên viên xử lý nhanh chóng, tìm kiếm tra xét thông tin hiệu quả, lưu trữ thông tin, xếp hạng tín dụng mà còn nâng cao tính cạnh tranh của Ngân hàng với những Ngân hàng khác. Hệ thống thông tin tốt sẽ giúp Ngân hàng rút ngắn thời gian ra quyết định của chi nhánh cũng như định vị một hình ảnh chuyên nghiệp trong lòng khách hàng. Cụ thể, Ngân hàng sẽ 62
- cho cải tiến các phần mềm xử lý nội bộ, trang bị thêm máy móc thiết bị tại phòng giao dịch 5.2.7. Đẩy mạnh hoạt động Marketing: Chi nhánh hiện phải cạnh tranh với những chi nhánh của Ngân hàng khác gần đó, nên cần phải tiến hành quảng bá rộng rãi hơn với nhiều hình thức để thu hút khách hàng đến gửi tiền và vay tiền. Việc đẩy mạnh công tác quảng cáo tuyên truyền không những để khách hàng nắm được chính sách, chủ trương của Ngân hàng mà còn cho họ thấy thiện chí, lợi ích khi hợp tác với chi nhánh. Cụ thể Ngân hàng có thể sử dụng các phương tiện truyền thông ( TV, báo chí, internet, ), tài trợ cho các hoạt động (văn nghệ, thể thao, từ thiện ) để đến gần hơn với khách hàng của mình. 63
- TÓM TẮT CHƯƠNG 5 Chương 5 là chương kết thúc của bài luận văn “ Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh TPHCM”. Chương này nêu lên kết luận tổng quan cho những nhân tố tác động cũng như giải pháp tác giả cho là thiết thực nhất. Vì đã nhận thấy được các yếu tố ảnh hưởng và biết được mức độ tác động của nó lên hoạt động chính, thì ngân hàng sẽ phải đề ra giải pháp để cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. 64
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách “ Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS” – Tác giả: Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc - Đại học Kinh tế TP.HCM 2. Sách “ Quản trị Ngân hàng thương mại” – Tác giả: ThS. Nguyễn Thành Huyên – Đại học Công Nghệ TP.HCM 3. Sách “ Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng” – Tác giả: TS. Nguyễn Minh Kiều – Đại học Mở TP.HCM 4. Báo cáo thường niên Ngân hàng Phương Đông năm 2013, 2014, 2015 5. www.ocb.vn 65
- PHỤ LỤC 1: ĐẶC ĐIỂM CÁC MẪU NGHIÊN CỨU Statistics Thoi gian lam Gioi tinh Chuc vu viec Trinh do hoc van N Valid 150 150 150 150 Missing 0 0 0 0 Gioi tinh Cumulative Frequency Percent Valid Percent Percent Valid Nam 50 33.3 33.3 33.3 Nu 100 66.7 66.7 100.0 Total 150 100.0 100.0 Chuc vu Cumulative Frequency Percent Valid Percent Percent Valid Giam doc/ pho giam doc/ 19 12.7 12.7 12.7 quan ly Nhan vien van phong 38 25.3 25.3 38.0 Nhan vien kinh doanh 50 33.3 33.3 71.3 Khac 43 28.7 28.7 100.0 Total 150 100.0 100.0
- Thoi gian lam viec Cumulative Frequency Percent Valid Percent Percent Valid < 1 nam 59 39.3 39.3 39.3 1 - 3 nam 46 30.7 30.7 70.0 3 - 5 nam 26 17.3 17.3 87.3 Tren 5 nam 19 12.7 12.7 100.0 Total 150 100.0 100.0 Trinh do hoc van Cumulative Frequency Percent Valid Percent Percent Valid Trung cap 2 1.3 1.3 1.3 Cao dang 10 6.7 6.7 8.0 Dai hoc 127 84.7 84.7 92.7 Cao hoc 11 7.3 7.3 100.0 Total 150 100.0 100.0
- PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KIẺM TRA CRONBACH’S ALPHA Mỗi yếu tố đều xét từ 1 bảng dữ liệu Case Processing Summary N % Cases Valid 150 100.0 Excludeda 0 .0 Total 150 100.0 a. Listwise deletion based on all variables in the procedure. Dựa vào đó, ta có kết quả đánh giá Cronbach’s Alpha và chi tiết các biến quan sát trong từng yếu tố 1. Phương thức trả nợ: Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .820 3 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted PTTN1 6.71 2.934 .681 .747 PTTN2 6.69 2.711 .673 .755 PTTN3 6.79 2.867 .670 .757 2. Sản phẩm cho vay:
- Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .743 3 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted SPCV1 8.01 2.121 .498 .738 SPCV2 7.83 1.992 .617 .606 SPCV3 8.02 1.818 .598 .623 3. Chính sách tín dụng: Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .676 6 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted CSTD1 20.55 5.215 .583 .589 CSTD2 20.49 5.567 .434 .631 CSTD3 20.61 4.858 .560 .581 CSTD4 20.51 5.487 .561 .605 CSTD5 21.38 4.774 .203 .778 CSTD6 20.49 5.406 .410 .634 Do biến CSTD5 = 0.203 < 0.3, nên sẽ phải loại biến này ra, chạy lại lần 2, cho kết quả như sau:
- Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .778 5 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted CSTD1 17.13 3.239 .590 .725 CSTD2 17.07 3.298 .558 .736 CSTD3 17.18 2.981 .546 .744 CSTD4 17.08 3.363 .630 .719 CSTD6 17.07 3.244 .478 .765 4. Chuyên viên tín dụng: Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .806 3 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted CVTD1 5.87 3.950 .677 .710 CVTD2 5.99 4.168 .677 .711 CVTD3 5.97 4.281 .608 .781 5. Khách hàng: Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .695 3
- Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted KH1 8.11 1.599 .469 .659 KH2 7.90 1.661 .546 .563 KH3 8.03 1.576 .521 .589 6. Nguyên nhân khác: Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .859 3 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted NNK1 7.10 4.010 .740 .797 NNK2 6.91 3.884 .782 .756 NNK3 7.02 4.476 .684 .848 7. Cơ sở vật chất: Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .790 3 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted CSVC1 7.09 3.127 .603 .750 CSVC2 7.01 3.074 .684 .655
- CSVC3 6.89 3.605 .615 .735 8. Kiểm định thang đo với biến phụ thuộc – Hoạt động cho vay: Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .741 3 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted HDCV1 7.85 1.052 .579 .642 HDCV2 7.81 1.097 .562 .663 HDCV3 7.97 .932 .565 .664
- PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT THEO THANG ĐO LIKERT 1. Phương thức trả nợ PTTN3 PTTN1 Freque Perce Valid Cumulativ Freque Perce Valid Cumulativ ncy nt Percent e Percent ncy nt Percent e Percent Vali Rat khong Vali Rat khong 4 2.7 2.7 2.7 6 4.0 4.0 4.0 d dong y d dong y Khong dong Khong 25 16.7 16.7 19.3 14 9.3 9.3 13.3 y dong y Trung lap 54 36.0 36.0 55.3 Trung lap 57 38.0 38.0 51.3 Dong y 55 36.7 36.7 92.0 Dong y 62 41.3 41.3 92.7 Rat dong y 12 8.0 8.0 100.0 Rat dong y 11 7.3 7.3 100.0 Total 150 100.0 100.0 Total 150 100.0 100.0 PTTN2 Freque Perce Valid Cumulativ ncy nt Percent e Percent Vali Rat khong 6 4.0 4.0 4.0 d dong y Khong 19 12.7 12.7 16.7 dong y Trung lap 51 34.0 34.0 50.7 Dong y 57 38.0 38.0 88.7 Rat dong y 17 11.3 11.3 100.0 Total 150 100.0 100.0
- 2. Sản phẩm cho vay SPCV1 Frequen Percen Valid Cumulativ cy t Percent e Percent Valid Khong 11 7.3 7.3 7.3 dong y Trung lap 22 14.7 14.7 22.0 Dong y 85 56.7 56.7 78.7 Rat dong 32 21.3 21.3 100.0 y Total 150 100.0 100.0 SPCV3 SPCV2 Freque Perce Valid Cumulativ Frequen Percen Valid Cumulativ ncy nt Percent e Percent cy t Percent e Percent Vali Rat khong 4 2.7 2.7 2.7 Valid Khong d dong y 5 3.3 3.3 3.3 dong y Khong dong 5 3.3 3.3 6.0 Trung lap 23 15.3 15.3 18.7 y Dong y 74 49.3 49.3 68.0 Trung lap 23 15.3 15.3 21.3 Rat dong Dong y 86 57.3 57.3 78.7 48 32.0 32.0 100.0 y Rat dong y 32 21.3 21.3 100.0 Total 150 100.0 100.0 Total 150 100.0 100.0 3. Chính sách tín dụng CSTD1 Frequen Valid Cumulative cy Percent Percent Percent Valid Trung 10 6.7 6.7 6.7 lap Dong y 92 61.3 61.3 68.0 Rat 48 32.0 32.0 100.0 dong y Total 150 100.0 100.0
- CSTD2 CSTD3 Frequen Valid Cumulative cy Percent Percent Percent Frequen Percen Valid Cumulativ cy t Percent e Percent Valid Trung 8 5.3 5.3 5.3 Valid Rat khong lap 1 .7 .7 .7 dong y Dong y 87 58.0 58.0 63.3 Khong dong 2 1.3 1.3 2.0 Rat y 55 36.7 36.7 100.0 dong y Trung lap 12 8.0 8.0 10.0 Total 150 100.0 100.0 Dong y 86 57.3 57.3 67.3 CSTD4 Rat dong y 49 32.7 32.7 100.0 Total Cumulati 150 100.0 100.0 Freque Perce Valid ve ncy nt Percent Percent Valid Trung 3 2.0 2.0 2.0 lap Dong y 99 66.0 66.0 68.0 Rat 48 32.0 32.0 100.0 dong y Total 150 100.0 100.0 CSTD5 Cumulati Frequ Perce Valid ve ency nt Percent Percent Valid Rat khong 9 6.0 6.0 6.0 dong y Khong 21 14.0 14.0 20.0 dong y Trung lap 46 30.7 30.7 50.7 Dong y 45 30.0 30.0 80.7 Rat dong y 29 19.3 19.3 100.0 Total 150 100.0 100.0
- CSTD6 Freque Perce Valid Cumulativ ncy nt Percent e Percent Vali Rat khong 1 .7 .7 .7 d dong y Trung lap 9 6.0 6.0 6.7 Dong y 81 54.0 54.0 60.7 Rat dong y 59 39.3 39.3 100.0 Total 150 100.0 100.0 4. Chuyên viên tín dụng CVTD1 CVTD3 Frequen Percen Valid Cumulativ Frequen Percen Valid Cumulativ cy t Percent e Percent cy t Percent e Percent Valid Rat khong Valid Rat khong 22 14.7 14.7 14.7 21 14.0 14.0 14.0 dong y dong y Khong dong Khong dong 19 12.7 12.7 27.3 25 16.7 16.7 30.7 y y Trung lap 53 35.3 35.3 62.7 Trung lap 59 39.3 39.3 70.0 Dong y 42 28.0 28.0 90.7 Dong y 31 20.7 20.7 90.7 Rat dong y 14 9.3 9.3 100.0 Rat dong y 14 9.3 9.3 100.0 Total 150 100.0 100.0 Total 150 100.0 100.0 CVTD2 Frequen Percen Valid Cumulativ cy t Percent e Percent Valid Rat khong 21 14.0 14.0 14.0 dong y Khong dong 23 15.3 15.3 29.3 y Trung lap 64 42.7 42.7 72.0 Dong y 30 20.0 20.0 92.0 Rat dong y 12 8.0 8.0 100.0 Total 150 100.0 100.0 5. Khách hàng KH1
- Frequen Percen Valid Cumulativ cy t Percent e Percent Valid Rat khong 1 .7 .7 .7 dong y Khong dong 5 3.3 3.3 4.0 y Trung lap 32 21.3 21.3 25.3 Dong y 80 53.3 53.3 78.7 Rat dong y 32 21.3 21.3 100.0 Total 150 100.0 100.0 KH3 KH2 Freque Perce Valid Cumulativ Frequen Percen Valid Cumulativ ncy nt Percent e Percent cy t Percent e Percent Vali Rat khong Valid Khong 1 .7 .7 .7 2 1.3 1.3 1.3 d dong y dong y Khong dong Trung lap 23 15.3 15.3 16.7 4 2.7 2.7 3.3 y Dong y 80 53.3 53.3 70.0 Trung lap 26 17.3 17.3 20.7 Rat dong 45 30.0 30.0 100.0 Dong y 84 56.0 56.0 76.7 y Rat dong y 35 23.3 23.3 100.0 Total 150 100.0 100.0 Total 150 100.0 100.0 6. Cơ sở vật chất CSVC1 Frequen Percen Valid Cumulativ cy t Percent e Percent Valid Rat khong 4 2.7 2.7 2.7 dong y Khong dong 32 21.3 21.3 24.0 y Trung lap 40 26.7 26.7 50.7 Dong y 47 31.3 31.3 82.0 Rat dong y 27 18.0 18.0 100.0 Total 150 100.0 100.0